Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Sự bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú là rất quan trọng bởi bổ sung cho một nhưng hai người cùng hưởng. Vậy nên ăn gì và không ăn gì?

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú 

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và cho con bú         

Thai nghén là trạng thái sinh lý bình thường nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ mất ổn định do có nhiều thay đổi trong cơ thể người mẹ trong quá trình tạo hình một con người mới. Vậy nên khi mang mang thai, các bác sĩ tư vấn luôn chú tâm trong việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý đảm bảo được 3 mục tiêu: Đảm bảo cung cấp năng lượng cho mẹ, đảm bảo đủ chất và nguyên liệu tạo hình cho bào thai và đảm bảo có nguồn dự trữ cần thiết để nuôi con sau này.

Sau khi sinh, mẹ chuyển sang thời kỳ cho con bú, thời kỳ này có thể kéo dài tới 2-3 năm tùy từng bà mẹ, tuy nhiên đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của trẻ, 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, tiếp tục cho bú cùng với ăn dặm cho tới khi con được 2 tuổi là khuyến cáo được nhiều tổ chức nhi khoa đưa ra. Đặc biệt trong 6 tháng đầu, dinh dưỡng của con phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này cũng cần đảm bảo để đủ cho sự hồi phục của mẹ và đảm bảo đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho sự phát triển toàn diện của con.

Nhìn chung nhu cầu dinh dưỡng cho cả 2 giai đoạn này đều cao hơn so với bình  thường. Nếu như nhu cầu năng lượng cho người trưởng thành bình thường vào khoảng 2000 – 2300 kcal/ ngày thì với phụ nữ có thai trong 6 tháng cuối cần thêm 300 – 350 kcal/ ngày, với phụ  nữ cho con bù cần thêm 500-550 kcal/ ngày.

Nhu cầu về protein của phụ nữ có thai và nuôi con bú cũng cao hơn mức bình thường. Nhu cầu protein của người trưởng thành bình thường vào khoảng 55 – 60g/ ngày, thì phụ nữ có thai 6 tháng cuối cần thêm 15 g/ ngày và với phụ nữ cho con bú cần thêm 28g/ ngày.

Ngoài ra nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng như acid folic, sắt, kẽm, calci… cũng tăng lên trong thời  kỳ này.

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu theo quy định của bác sĩ
Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu theo quy định của bác sĩ

Các chất cần chú ý bổ sung trong mang thai và cho con bú

Thông tin Y Dược phân tích, acid folic trong thời kỳ đầu mang thai rất có ý nghĩa trong tạo hình và phòng ngừa dị tật ống thần kinh, ngoài ra còn có vai trò trong tạo máu.

Đối với nhu cầu về sắt có những đặc điểm sau: Thời kỳ mang thai và những tháng đầu cho con bú người mẹ không có kinh nguyệt nên giảm lượng sắt mất đi hàng tháng, nhưng mặt khác thể tích máu tăng lên gấp rưỡi để đảm bảo cung cấp cho thai nhi và chuẩn bị cho quá trình sinh  nở mất máu nhiều, nên nếu sắt không đủ sẽ gây tình  trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ở người bình thường nhu cầu sắt là 24 mg/ngày, trong thời kỳ mang thai cầu khoảng 30mg/ngày.

Calci chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng trong cơ thể và khoảng 98% lượng calci của cơ thể nằm ở xương và răng. Bởi vậy calci là cái tên luôn được nhắc đến cho sự phát triển của trẻ em, trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Nhu cầu calci người lớn bình thường khoảng 400-500 mg/ ngày, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú cần khoảng 1000 – 1200 mg/ ngày. Nếu sự bổ sung không đủ cơ thể sẽ điều động calci tự do trong xương mẹ để đưa vào máu qua nhau thai nuôi con hay qua sữa… biểu hiện của thiếu calci ở mẹ thường gặp là tình trang đau lưng, tê cơ, chuột rút…

Ngoài ra các nhu cầu về các vitamin và khoáng chất khác nhìn chung đều tăng hơn so với mức bình thường. Để có được sự bổ sung dinh dưỡng hợp lý nhất việc khám thai định kỳ và nghe theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa, nhi khoa là việc cần thiết.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn