Định nghĩa, nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh sởi

Bệnh sởi là một loại bệnh truyền nhiễm hay gặp do virus Sởi gây ra. Sởi bùng phát tại nhiều nước trong những năm gần đây, trong đó có Việt Nam. Vậy nguyên nhân gây bệnh Sởi là gì?

Định nghĩa, nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh sởi

Định nghĩa, nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh sởi

Các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo ngoài việc tiêm phòng sởi, cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sởi cũng như đường lây truyền bệnh sởi để phòng ngừa bệnh sởi, hạn chế biến chứng ở trẻ em và người lớn.

Định nghĩa bệnh sởi và dịch sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra. Đặc điểm lâm sàng của bệnh sởi ở trẻ là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp, đường tiêu hóa, phát ban. Bệnh sởi ở người lớn rất ít xảy ra bởi thường đã nhiễm từ lúc nhỏ và miễn dịch sau đó. Chủ yếu là trẻ em có có xu hướng bùng phát thành dịch.

Dịch sởi có thể bùng phát ở khắp nơi trên thế giới nhưng thường xảy ra ở các thành phố lớn theo chu kỳ 2 – 4 năm vào mùa xuân. Năm 2018 – 2019 là thời điểm bắt đầu chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (năm 2014 bệnh sởi bùng phát tại Hà Nội). Theo báo cáo của cục Y tế dự phòng, bộ Y tế, từ đầu năm 2018 đến tháng 10/2018 có 1.553 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 744 ca có kết quả dương tính với sởi và một ca tử vong ở Hưng Yên. Theo đánh giá, dịch sởi ở gia tăng là bối cảnh chung của tình hình dịch sởi tại Việt Nam và trên thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ và bệnh sởi ở người lớn

Bệnh sởi gây ra bởi virus sởi (Paramyxo virus family, genus Morbillivirus) chỉ có một kháng nguyên duy nhất. Virus Sởi hình cầu, đường kính 100-250 nm, chỉ sống được khi ở ngoại cảnh 30 phút, dễ bị bất hoạt bởi các thuốc sát trùng thông thường.

Bác sĩ tư vấn khẳng định rằng: Tế bào đích chính của virus Sởi là các tế bào miễn dịch (Lympho T, B, macrophages và tế bào có gai). Sau đó virus chuyển đến hạch lympho vùng mà lympho T và lympho B bị nhiễm. Cuối cùng chúng phát tán đến các vị trí khác: lách, mô bạch huyết, gan, tuyến ức, da và phổi. Virus sởi, khi vào trong cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể. Thông thường, sau khi mọc ban ngày thứ 2 -3, kháng thể sẽ xuất hiện và tồn tại bền vững. Miễn dịch trong sở là miễn dịch bền vững.

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ và bệnh sởi ở người lớn

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ và bệnh sởi ở người lớn

Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai chưa được tiêm phòng vacxin sởi rất dễ bị virus sởi tấn công.

Những con đường lây truyền bệnh sởi

Bệnh sởi có lây không và sởi lây qua con đường nào? Bệnh sởi có tính lây truyền rất cao. Chỉ cần có mặt chung trong một phòng với người bị bệnh cũng có thể lây bệnh. Nếu một người trong gia đình bị mắc sởi thì tỷ lệ người chưa có miễn dịch bị nhiễm bệnh lên đến 90%.

– Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… Những giọt nước bọt nhỏ xíu có chứa virus sởi sẽ bắn ra không khí và người lành có thể hít vào. Ngoài ra, những giọt nước bọt có thể rơi vào mặt bàn, điện thoại, vật dụng trong gia đình, nếu tiếp xúc cũng có thể lây bệnh.

Trong thời kỳ ủ bệnh, người bệnh phát tán virus ra môi trường bên ngoài và có thể kéo dài đến 5-7 ngày sau khi ra ban.

– Bệnh lây qua tiếp xúc gián tiếp thường ít gặp do virus sởi chỉ sống được ở môi trường bên ngoài 30 phút. Tuy nhiên những người chăm sóc bệnh nhân sởi mà không rửa tay bằng xà phòng cũng có khả năng lây truyền cho người khác.

Những con đường lây truyền bệnh sởi

Những con đường lây truyền bệnh sởi

Do vậy để phòng chống bệnh sởi lây lan, khi phát hiện người bệnh mắc sởi cần cách ly ngay và đặc biệt là tiêm chủng mũi 1 cho tất cả trẻ em từ 9 – 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng sởi trước, để tránh mắc sởi trong lúc mang bầu, ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn