du-phong-va-xu-tri-tai-bien-khi-truyen-mau

Dự phòng và xử trí tai biến khi truyền máu

Truyền máu cũng như các phương pháp điều trị khác là việc rất hữu ích cứu được nhiều người qua cơn hiểm nghèo nhưng cũng do truyền máu mà có người bị nhiễm bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm, thậm chí tử vong. Vì vậy người truyền máu phải nắm vững kiến thức, nguyên tắc truyền máu cũng như hiểu rõ được những nguy cơ tai biến do truyền máu có thể gây ra để kịp thời xử lý hoặc hạn chế những mặt chưa tốt của truyền máu.

du-phong-va-xu-tri-tai-bien-khi-truyen-mau

Dự phòng và xử trí tai biến khi truyền máu

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết an toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn. Ngân hàng máu phải đảm bảo cung cấp cho các bệnh viện các sản phẩm máu an toàn, có chất lượng.

Các biến chứng cụ thể

– Tim mạch: Truỵ tim mạch, suy tim, ngưng tim, rối loạn nhịp, ngừng tim. Tai biến truyền máu và các kỹ thuật truyền máu tự thân 119, có thể do truyền máu quá lạnh. Thường xảy ra ở trẻ em do truyền nhanh va số lượng nhiều, máu mới lấy ra trong tủ lạnh, có thể gây lạnh màng tim và dẫn đến rối loạn nhịp và ngưng tim.

– Hô hấp: Tắc mạch phổi, phù phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Do không khí tràn vào gây tắc mạch phổi, do truyền máu quá nhiều acide, ammonium hoặc máu khó đông do thiếu yếu tố đông máu.

– Rối loạn đông máu.

– Rối loạn nước, điện giải, kiềm toan.

Thái độ xử trí khi truyền máu khối lượng lớn

– Cần theo dõi sát huyết áp động mạch (HAĐM), áp lực tĩnh mạch trung ương, lượng nước tiểu hằng giờ. Đo nhiệt độ trung ương, theo dõi điện tim, SpO2.

– Xét nghiệm khí máu, điện giải đồ (nếu có), Hct, glucose máu, ure, creatinin máu, chức năng đông máu.

– Đảm bảo thông khí tốt.

– Điều chỉnh các rối loạn về điện giải, toan kiềm.

– Bổ sung các yếu tố đông máu, Ca++.

Biến chứng khác

Các phản ứng dị ứng

Triệu chứng : nổi mề đay, phù cứng (phù Quincke) khó thở như hen phế quản, sốt, đau các khớp do bệnh nhân bị mẫn cảm nhẹ.Trong một số trường hợp rất hiếm thấy, mẩn ngứa nổi một vùng lớn trên thân hay cổ, đường thở, mặt. Khi xảy ra như vậy phải báo cáo bác sĩ và ngưng truyền máu. Loại dị ứng nặng nhất đó là sốc phản vệ. Phản ứng này xảy ra đột ngột gây hạ huyết áp đến mức nguy hiểm hoặc bệnh nhân khó thở, đau bụng kèm theo nổi mẩn. Đây là một trường hợp cần cấp cứu.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

– Dự phòng: Không lấy máu ở người hen phế quản, người đang dị ứng.

Xử trí bằng dùng các kháng histamin tổng hợp hoặc các corticoide.

Phản ứng sốt

– Là phản ứng phổ biến, nhưng thường không nghiêm trọng. Sốt, sau đó có cơn rét run dữ dội, nhức đầu, nôn mửa… nhiệt độ sẽ giảm dần sau 30 phút.

Nguyên nhân có chất gây sốt trong dụng cụ, trong dung dịch pha truyền hoặc nhiệt độ chai máu còn lạnh đem truyền. Ngoài ra còn có các nhóm phụ loại A của hệ ABO hoặc là các kháng thể chống bạch cầu ở người truyền máu nhiều lần. Nếu những phản ứng nghiêm trọng này xảy ra, việc truyền máu sẽ được ngưng lại cho đến khi có thể thực hiện thêm các xét ngiệm.

Phòng và xử trí: Đảm bảo vô khuẩn chai máu và dụng cụ truyền. Dùng các loại hạ sốt và kháng histamin tổng hợp.

du-phong-va-xu-tri-tai-bien-khi-truyen-mau

Dự phòng và xử trí tai biến khi truyền máu

Truyền máu quá lạnh

Thường xảy ra ở trẻ em do truyền nhanh và số lượng nhiều máu mới lấy ra ở tủ lạnh, có thể gây lạnh màng tim, có thể dẫn đến ngừng tim hoặc loạn nhịp, nhiễm trùng huyết, thậm trí sốc nhiễm trùng.

Biến chứng nhiễm khuẩn

Trường hợp hiếm nhưng không phải không xảy ra

– Bệnh giang mai.

– Virus viêm gan B, C; CMV… Tai biến truyền máu và các kỹ thuật truyền máu tự thân 120 – Sốt rét, HIV…

Nhiễm sắt

Do truyền máu quá nhiều, những người truyền máu nhiều lần nhất là trường hợp thiếu máu mãn tính đã được đưa một lượng lớn chất sắt vào cơ thể sau nhiều năm sẽ gây một chứng nhiễm sắt: da sạm, gan bị tổn thương, gan cứng.

Tan máu muộn thường do kháng thể bất thường liên quan đến bệnh nhân truyền máu toàn phần hoặc khối hồng cầu xuất hiện 5-10 ngày sau truyền.

Truyền máu là một phương pháp điều trị hiệu quả. Nhưng muốn phương pháp này phát huy tác dụng một cách tối đa thì yêu cầu bác sĩ, điều dưỡng phải nắm rõ nguyên tắc và thực hiện quy trình vô khuẩn hoàn toàn để phòng ngừa các tai biến sớm, muộn cũng như biết cách trử trí kịp thời.