Đứt rách cơ gân kheo trong hoạt động thể thao hằng ngày

Chấn thương khi tập luyện thể thao ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình học tập của bạn. Đặc biệt là chấn thương đứt rách cơ gân kheo khi tập luyện thể thao.

Đứt rách cơ gân kheo trong hoạt động thể thao hằng ngày

Đứt rách cơ gân kheo trong hoạt động thể thao hằng ngày

Để hiểu rõ hơn về chấn thương trên bài viết sau đây sẽ chỉ rõ hơn.

Khái quát chung

Đứt rách cơ bắp của chi dưới là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong thể thao. Chúng chiếm một phần ba của tất cả các ca chấn thương chuyển đến các bác sĩ thể thao và tần số xuất hiện cũng như di chứng dẫn đến tàn tật của chúng cũng đã được nhiều tài liệu đề cập.

Chấn thương gân kheo, đặc biệt là dạng đứt rách cơ phổ biến nhất ảnh hưởng đến chi dưới ở các vận động viên, sinh viên Y dược. Chúng có liên quan đến các môn thể thao huy động khả năng tăng tốc hoặc giảm tốc nhanh chóng, nhảy, cắt, xoay chuyển, quay người hoặc đá mạnh, đặc biệt là ở các môn như Bóng bầu dục và Bóng đá. Chấn thương này dẫn đến việc phải nghỉ tập thể thao lâu dài do đau, làm suy giảm thành tích thể thao, kết quả học tập của sinh viên Y dược khi quay trở lại hoạt động.

Cơ chế chấn thương

Bác sĩ tư vấn: Hoạt động của gân kheo chủ yếu bởi sự co nhượng bộ để giảm tốc độ di chuyển ra trước của xương chày trong giai đoạn đá lăng. Chế độ co cơ nhượng bộ có hiệu quả hơn co cơ khắc phục. Nó đòi hỏi lượng oxy ít song sức căng được tạo ra khi co nhượng bộ cao hơn nhiều so với co khắc phục, tạo ra nội lực cao hơn trong bắp cơ và đó là yếu tố dễ gây chấn thương. Sự co cơ đột ngột dẫn đến mất kiểm soát đối với co cơ nhượng bộ bình thường.

Đứt rách gân kheo không trực tiếp xảy ra do chấn thương mà là dạng chấn thương thêm xảy ra do cơ bị kéo dài đột ngột trong khi co mạnh. Cơ chế phổ biến nhất của chấn thương là gấp hông trong khi duỗi gối ở chế độ co cơ nhượng bộ.

Cơ chế chấn thương

Cơ chế chấn thương

Yếu tố dễ gây chấn thương

Trước đây đã từng bị chấn thương: yếu tố chấn thương trước đó đối với gân kheo là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Những người có tiền sử chấn thương gân kheo mới rất dễ bị chấn thương cơ tứ đầu tiếp theo hoặc chấn thương gân kheo.

Mệt mỏi: trong các nghiên cứu trên động vật, mệt mỏi cơ bắp đã được chứng minh là yếu tố dẫn đến các chấn thương. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng ở chân sau của con thỏ đã bị mệt mỏi, cơ bắp hấp thụ ít năng lượng trong các giai đoạn đầu căng cơ so với các cơ không bị mệt mỏi.

Cơ bắp bị mệt mỏi cũng có biểu hiện tăng độ cứng, là yếu tố dẫn đến các chấn thương sau này. Người ta cho rằng điều này xảy ra một phần là do sự thay đổi về mặt sinh cơ mà lẽ ra có thể bảo vệ cho cơ bắp khỏi bị chấn thương song lại gây bất lợi cho các cơ bắp không bị chấn thương ở liền kề với chúng.

Tính linh hoạt bị suy giảm: tính linh hoạt bị suy giảm cũng đã được chứng minh là có liên quan đáng kể với chấn thương gân kheo. Tầm quan trọng của khởi động trước khi hoạt động và duy trì tính linh hoạt. Những bó cơ được kéo căng theo chu kỳ sẽ thể hiện khả năng tăng độ dài đã được nâng cao trước khi suy yếu. Sự suy giảm độ cứng của cơ bắp cũng được thấy cùng với việc khởi động.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng đã cho thấy tầm quan trọng của độ cứng và nhu cầu đối với việc khởi động và kéo căng cơ trước khi hoạt động. Gân kheo có tính chất nhớt và đàn hồi, do đó có thể chịu được lực căng giãn. Điều này có được bằng cách tăng chiều dài của đơn vị cấu trúc gân cơ, làm giảm sự căng thẳng.

  • Sức cơ yếu: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức cơ yếu có liên quan với chấn thương gân kheo. Những sinh viên Y dược khi chạy nước rút không bị thương gân kheo có ngẫu lực gân kheo khi co nhượng bộ cao hơn đáng kể ở tất cả các vận tốc góc. Họ cũng có các lực co khắc phục yếu hơn ở mức vận tốc thấp.
  • Sự tái phát: chấn thương phổ biến này có một tỷ lệ tái phát cao gây nên những mối lo lắng đối với sinh viên Y dược, giảng viên, các bác sĩ vật lý trị liệu và điều trị.

Yếu tố dễ gây chấn thương

Yếu tố dễ gây chấn thương

Phương pháp điều trị

Việc điều trị những chấn thương thường gặp này về cơ bản là thay đổi hoạt động kết hợp với một chương trình phục hồi chức năng phù hợp. Các biện pháp điều trị bảo tồn khác bao gồm sử dụng các thuốc chống viêm không steroid, tiêm bắp corticosteroid, kích thích điện và siêu âm. Đôi khi cũng có chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp bị đứt, rách hoàn toàn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn