Hậu quả của rối loạn chuyển hóa Lipid

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25-30% năng lượng cơ thể, là nguồn dự trữ lớn nhất trong cơ thể. Nếu có rối loạn chuyển hóa về lipid sẽ gây ra nhiều bệnh lý trong cơ thể.

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa Lipid

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa Lipid

Đặc điểm của lipid

  • Lipid là những phân tử kỵ nước khó tan trong nước. Lipid được tìm thấy trong màng tế tế, duy trì tính nguyên vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.
  • Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ.
  • Rối loạn lipid máu ( RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn như tăng cholesterol hoặc triglycerid, hoặc tăng LDL-c. RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với một số bệnh lý tim mạch- nội tiết- chuyển hóa. Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn lipid máu tiên phát: do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglycerid, hoặc tăng thanh thải HDL-L, hoặc giảm tổng hợp HDL-c. RLLPM tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau: tăng triglycerid tiên phát, tăng lipid máu hỗn hợp.

Rối loạn lipid máu thứ phát: nguyên nhân của RLLPM thứ phát do lối sống tĩnh tại, nhiều bia rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa. Các nguyên nhân thứ phát khác của RLLPM như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, estrogen, chẹn beta giao cảm, nghiện rượu.

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ tư vấn: Trên lâm sàng, rối loạn lipid máu là bệnh lý sinh học xảy ra sau một thời gian dài không thể nhận biết được, vì RLLPM không có triệu chứng đặc trưng. Phần lớn triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng ở cá cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, các ban vàng ở mi mắt, khủy tay, đầu gối, RLLPM máu có thể gây viêm tụy cấp. RLLPM thường được phát hiện muộn trong nhiều bệnh lý khác nhau của nhóm bệnh tim mạch- nội tiết- chuyển hóa.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh

Có một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của tăng lipid máu như: cung giác mạc có màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn. Xuất hiện ban màu vàng ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú lan tỏa, Xuất hiện u vàng dưới màng xương, u vàng gân, ban vàng ở lòng bàn tay.

Một số dấu chứng nội tạng cảu tăng lipid máu:

  • Nhiễm lipid võng mạc: soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc.
  • Gan nhiễm mỡ: xuất hiện ở từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp.
  • Xơ vữa động mạch: là biến chứng lâu dài của tăng lipoprotein, thường phối hợp với tăng lipoprotein không biết trước đó, có thể phối hợp với một số yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, đái tháo đường.

Chế độ chăm sóc, luyện tập

  • Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.

Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp: thời gian luyện tập- vận động thể lực khoảng 30 phút đến 45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…

  • Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì

Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt lợn, thịt bò, thịt cừu…giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm…tăng lượng acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu bắp, trong mỡ cá…

  • Hạn chế bia rượu

Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn