Hẹp môn vị là một bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thức ăn từ dạ dày vào ruột non. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sau này.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Hẹp môn vị và những điều cần biết
Hẹp môn vị là bệnh gì?
Bác sĩ tư vấn: Thông thường có một van cơ (môn vị) giữa dạ dày và ruột non giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi nó sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Trong hẹp môn vị, các cơ môn vị dày lên và trở nên to bất thường ngăn chặn thức ăn đến ruột non.
Triệu chứng nhận biết hẹp môn vị
Hầu hết các em bé với tình trạng này xuất hiện sau khi sinh. Các triệu chứng thường bắt đầu và dần dần trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng đầu đời.
- Nôn vọt sau khi ăn: Khi van môn vị dày lên theo thời gian, tình trạng nôn mửa trở nên thường xuyên và dữ dội hơn.
- Mất nước: Môn vị dày không chỉ ngăn chặn sự đi qua của thức ăn rắn mà còn cả chất lỏng dẫn đến tình trạng mất nước. Một em bé bị mất nước có thể khóc mà không chảy nước mắt, tã không hoặc ít ướt, trẻ mệt mỏi
- Đói: Một em bé bị hẹp môn vị có thể đòi bú liên tục hoặc quấy khóc vì đói.
- Táo bón: Nếu không có đủ thức ăn và chất lỏng đến ruột có thể gây tình trạng táo bón.
- Co thăt dạ dày: Bạn có thể nhận thấy các cơn co thắt giống như sóng gợn trên bụng bé sau khi bú trước khi nôn. Điều này xảy ra khi các cơ dạ dày căng lên để cố gắng di chuyển thức ăn qua cơ thắt môn vị.
- Vấn đề cân nặng: Hẹp môn vị có thể khiến em bé không tăng cân hoặc sút cân đột ngột
Yếu tố nguy cơ gây hẹp môn vị
Các yếu tố nguy cơ của hẹp môn vị bao gồm:
- Giới tính:Hẹp môn vị thường gặp ở bé trai đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Sinh non: Hẹp môn vị thường gặp ở trẻ sinh non hơn so với trẻ đủ tháng.
- Tiền sử gia đình: Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao hơn của rối loạn này trong một số gia đình có tiền sử mắc bệnh.
- Hút thuốc khi mang thai: Hành vi này có thể tăng gần gấp đôi nguy cơ hẹp môn vị.
- Sử dụng kháng sinh sớm: Em bé được cho dùng một số loại kháng sinh trong những tuần đầu tiên của cuộc đời. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ dùng một số loại thuốc kháng sinh trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể tăng nguy cơ hẹp môn vị.
- Cho con bú bình: Một số nghiên cứu cho thấy việc bú bình thay vì cho con bú có thể làm tăng nguy cơ hẹp môn vị.
Yếu tố nguy cơ gây hẹp môn vị
Biến chứng khi mắc hẹp môn vị
Hẹp môn vị có thể dẫn đến:
- Ảnh hưởng quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ: Do hẹp môn vị gây nôn dẫn tới trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể hoạt động và phát triển.
- Mất nước và điện giải: Nôn thường xuyên có thể gây mất nước và mất cân bằng khoáng chất (chất điện giải). Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong ở trẻ
- Kích ứng dạ dày: Nôn nhiều lần có thể gây kích ứng dạ dày của bé và có thể gây chảy máu nhẹ.
- Vàng da: Hiếm xảy ra, nguyên nhân do chất bilirubin gan tiết ra có thể tích tụ, gây ra đổi màu da và mắt.
Chẩn đoán hẹp môn vị
Bác sĩ của bé sẽ bắt đầu bằng khám sức khỏe. Đôi khi, bác sĩ có thể cảm thấy một khối u hình tròn ở cơ môn vị khi kiểm tra bụng của em bé.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị trẻ thực hiện các xét nghiệm
– Xét nghiệm máu để kiểm tra mất nước và mất cân bằng điện giải
– Siêu âm là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán hẹp môn vị
Điều trị hẹp môn vị như thế nào?
Phẫu thuật là cần thiết để điều trị hẹp môn vị. Nếu em bé bị mất nước hoặc mất cân bằng điện giải, bé sẽ được truyền dịch trước khi phẫu thuật.
Hẹp môn vi thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi là phương pháp xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao và thời gian phục hồi nhanh chóng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn