Là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, tắc ruột đứng thứ hai sau viêm ruột thừa trong các trường hợp cấp cứu ngoại khoa ở người lớn. Bài viết sẽ thông tin rõ hơn về hội chứng nguy hiểm này.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Hội chứng tắc ruột có phải là bệnh nguy hiểm không?
Tắc ruột là gì?
Bác sĩ tư vấn: Tắc ruột là một hội chứng chứ không phải là bệnh, được định nghĩa bởi sự ngưng trệ lưu thông của chất rắn, hơi, dịch trong long ruột do sự tắc nghẽn từ góc tá hỗng tràng cho đến hậu môn hoặc do tình trạng mất nhu động ruột.
Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột, triệu chứng lâm sàng, hậu quả ở mỗi bệnh nhân khác nhau tùy thuộc vào vị trí tắc. Đây là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa cần xử trí nhanh chóng để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nguyên nhân gây tắc ruột
- Tắc ruột cơ học
Tại bên trong lòng ruột: tắc ruột do sỏi mật, tắc ruột do vật thể lạ như bã thức ăn, búi giun; ở đại tràng nhất là đại tràng trái tắc ruột hay gặp do u phân.
Ngay tại thành ruột: ung thư đại tràng, ruột non, hẹp lòng ruột do tình trạng viêm nhiễm hoặc do sẹo hay gặp trong các trường hợp bệnh Crohn, túi thừa đại tràng sigma, viêm ruột do lao, hẹp sau khâu nối ruột…Khối máu tụ tại thành ruột, lồng ruột lồng hồi- hồi tràng, lồng hồi-đại tràng.
Ở ngoài thành ruột: ung thư phúc mạc hoặc các khối u trong ổ phúc mạc hoặc áp xe ở phúc mạc, do dây chằng hoặc do dính ruột gặp khoảng 80% trường hợp có tiền sử phẫu thuật còn lại do tình trạng viêm nhiễm, chấn thương hoặc bẩm sinh; thoát vị nội.
Xoắn ruột là một trường hợp tắc ruột nghiêm trọng do tắc nghẽn hoặc xoắn một quai ruột ngay tại góc mạc treo ở ruột non, xoắn ruột gần như là một hệ quả của tình trạng tắc quai đến do di chứng sau mổ.
- Tắc ruột cơ năng
Tắc ruột do liệt ruột gặp trong các trường hợp: sỏi tiết niệu, chấn thương cột sống hoặc khung chậu (tụ máu sau phúc mạc), viêm phúc mạc, viêm phúc mạc mật, tràn dịch tiêu hóa hoặc dịch tụy trong ổ phúc mạc…
Nguyên nhân gây tắc ruột
Nhồi máu mạc treo ruột cấp tính, huyết khối tĩnh mạch có thể dẫn đến liệt ruột hay nhiễm trùng nhiễm độc.
Ngoài ra, liệt ruột do thần kinh cơ cũng được đề cập đến gọi là giả liệt thường do rối loạn chuyển hóa: giảm kali máu, tăng calci máu; hoặc do dùng thuốc: thuốc kháng cholinegic, an thần. Giả liệt ruột cũng gặp trong một số trường hợp toàn thân: đái tháo đường, suy giáp, rối loạn chuyển hóa có bệnh corphyrin, bệnh xơ cứng bì, nhiễm độc chì, bệnh Hirschprung, hội chứng Oglivie…
Triệu chứng lâm sàng tắc ruột
- Đau: đau đột ngột hoặc âm ỉ vùng quanh rốn hoặc mạn sườn, không lan. Đôi khi đau co thắt dữ dội như chuột rút với tư thế giảm đau.
- Nôn mửa: nôn có thể xuất hiện cùng lúc với đau, nhưng nôn xong vẫn không làm giảm đau. Đầu tiên là nôn thức ăn, sau nôn dịch mật xanh, mật vàng và về sau nữa sẽ nôn bất cứ thức ăn gì đưa vào.
- Bí trung – đại tiện: triệu chứng này có thể đi cùng với hai triệu chứng trên. Ban đầu bệnh nhân có thể trung đại tiện được nhưng rất ít và không đem lại cảm giác đỡ đau, dễ chịu nào.
- Sốt: có thể sốt khoảng 38 độ C, không có biểu hiện sốc trong những giờ đầu và tình trạng toàn thân không thay đổi nhiều.
- Bụng trướng căng xuất hiện từ từ, khi đè tay lên thành bụng thấy có cảm giác đàn hồi nhưng không có phản ứng thành bụng và không đau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc ruột mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Hội chứng tắc ruột nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không gây khó chịu và hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Nếu thấy có những dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán điều trị sớm.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn