Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau vai gáy là một trong những phương pháp điều trị bệnh có từ rất lâu đời và đến nay phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả và được rất nhiều người bệnh áp dụng.
- Phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp bạn giải độc gan, thận đơn giản hiệu quả
- 15 cách xoa bóp bấm huyệt giúp bạn giảm đau nhức tại nhà hiệu quả
- Phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp bạn hạ huyết áp hiệu quả
Tìm hiểu kỹ thuật xoa bóp chữa đau vai gáy do tư thế
Triệu chứng đau vai gáy do tư thế như thế nào?
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, đau vai gáy do tư thế là một trong những hội chứng phổ biến của những người làm việc văn phòng, học sinh, tài xế lái xe, công nhân may hoặc nằm ngủ sai tư thế… Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau thường lan từ cổ gáy đến vai và thường chỉ xuất hiện một bên.
Một số trường hợp, cơn đau có thể lan xuống cả cánh tay hoặc lan lên vùng tai, thái dương. Cơn đau có thể khởi phát một cách đột ngột khi làm việc ở một tư thế trong thời gian dài hoặc buổi sáng sớm khi thức dậy. Nó sẽ khiến bệnh nhân khó cử động vùng cổ, khó có thể quay đầu sang một bên. Nếu dùng tay sờ nắn ở vị trí này sẽ thấy đau nhiều hơn. Khi trời lạnh, khi đi, ho, đứng, cử động cổ cơn đau cũng sẽ tăng lên. Nhưng chúng sẽ giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy do tư thế thuộc chứng Kiên bối thống. Kiên là vùng vai, thống là đau, bối là vùng lưng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này được lý giải như sau: Do cổ, đầu bất động lâu, ngủ nghỉ và làm việc sai tư thế. Điều này khiến cho các kinh lạc đi qua vị trí sau cổ gáy bị tắc nghẹt, khí huyết không thể lưu thông gây đau. Phương pháp điều trị chủ yếu được áp dụng trong trường hợp này là thông kinh lạc, khí huyết lưu thông.
Nên đi khám để được chỉ định điều trị khi có dấu hiệu bất thường
Kỹ thuật xoa bóp chữa đau vai gáy do tư thế
Để thực hiện kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy do tư thế, bệnh nhân có thể thực như sau:
Tư thế: Cho bệnh nhân ngồi, người xoa bóp đứng phía sau lưng hoặc để bệnh nhân nằm, người thực hiện ngồi ở phía trên đầu của bệnh nhân. Tiếp đó, thoa một lớp dầu thơm vừa phải hoặc bột talc lên vùng da ở cổ và vai.
Xoa: Sử dụng các ngón tay để di chuyển nhẹ nhàng trên da theo vòng tròn, lần lượt từ cổ gáy đến vai ở 2 bên.
Day: Tay cái ấn xuống da, di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau.
Lăn: Sử dụng các khớp ngón tay vừa thực hiện động tác xoa hoặc day để vừa ấn vừa lăn lên vùng tam giác có 3 huyệt là Phong trì, Đại chùy, Kiên tĩnh.
Tiếp tục ấn các huyệt Phong phủ, Phong trì, Phế du, Đốc du bằng cách: Lấy ngón tay cái ấn vào huyệt, sau đó giữ nguyên khoảng 10 – 20 giây rồi thả ra.
Thực hiện bóp gáy, bóp vai: Ngón cái và các ngón tay khác ôm lấy cổ gáy, cơ vai, tiến hành bóp bằng 4 hoặc 5 ngón tay. Trong quá trình bóp vai, người thực hiện vừa bóp vừa kéo thịt lên. Vì nếu để thịt hoặc gân trượt dưới tay thì chúng sẽ gây đau.
Vờn: Lấy 2 bàn tay ôm một khối cơ, sau đó chuyển động 2 tay theo hướng ngược chiều nhau. Khi chuyển động, hãy kéo da thịt của người bệnh chuyển động cùng, khối cơ lay động ở giữa 2 bàn tay.
Trên đây là các thông tin về kỹ thuật xoa bóp chữa đau vai gáy do tư thế mà chúng tôi tổng hợp được. Phương pháp này được cho là mang đến hiệu quả đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, không phải ai thực hiện phương pháp này cũng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, nếu xoa bóp vài ngày mà không thấy hiệu quả hoặc có cảm giác đau hơn, bệnh nhân nên đi khám để được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.