Làm sao để phòng ngừa chấn thương trong bóng đá?

Những người chơi môn thể thao này rất dễ bị chấn thương với nhiều nguyên nhân, loại hình và mức độ. Tuy nhiên, việc cẩn thận và biết cách phòng ngừa có thể giảm thiểu nguy cơ.

Làm sao để phòng ngừa chấn thương trong bóng đá?

Làm sao để phòng ngừa chấn thương trong bóng đá?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên chuyên ngành thể thao hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Một số nguyên nhân khiến bạn có thể bị chấn thương khi đá bóng

Các nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu bao gồm:

– Nhận thức chưa đầy đủ về chấn thương thể thao: Nhiều người cho rằng chấn thương là không thể tránh khỏi khi luyện tập, thi đấu, hoặc một vài chấn thương nhỏ không gây ảnh hưởng gì đáng kể. Vì vậy, họ đã không chú ý tới việc phòng tránh; khi xảy ra chấn thương không phân tích tìm nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm, khiến chấn thương xảy ra liên tục, các chấn thương nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

– Công tác chuẩn bị, khởi động không thích hợp: Khởi động giúp hưng phấn toàn bộ hệ thần kinh, nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan (từ hệ vận động tới nội tạng), là cơ sở để bước vào các hoạt động chính thức. Không khởi động, khởi động không kỹ, lượng vận động khi khởi động quá lớn, nội dung các bài tập khởi động không thích hợp, khởi động quá sớm… đều có thể dẫn tới chấn thương cho cầu thủ khi luyện tập hay thi đấu.

– Trạng thái tâm, sinh lý không tốt: Có thể do mệt mỏi, buồn ngủ, nghỉ ngơi không đủ, chưa hoàn toàn hồi phục sau chấn thương. Những yếu tố này khiến vận động viên không tập trung, phản xạ chậm chạp, thiếu chuẩn xác rất dễ xảy ra chấn thương.

– Lượng vận động không thích hợp, luyện tập quá sức, động tác, kỹ thuật chưa hoàn chỉnh (nhất là những động tác phải xoay vặn khớp gối, khớp cổ chân, đá hụt bóng).

– Điều kiện thiết bị sân bãi không đảm bảo như mặt sân không bằng phẳng, trơn ướt dễ ngã; trang phục tập luyện thi đấu không phù hợp (quần áo và giày quá rộng hay quá chật đều ảnh hưởng không tốt và gây khó vận động).

– Điều kiện thời tiết không tốt: Nhiệt độ, độ ẩm quá cao dễ dẫn đến mệt mỏi, mất nước, co thắt cơ (chuột rút). Việc luyện tập hay thi đấu khi thời tiết quá lạnh có thể gây ra co cứng cơ.

Một số nguyên nhân khiến bạn có thể bị chấn thương khi đá bóng

Một số nguyên nhân khiến bạn có thể bị chấn thương khi đá bóng

Một số biện pháp phòng tránh chấn khi chơi bóng đá

Dựa vào lời khuyên của các bác sĩ tư vấn thì một số biện pháp phòng tránh chấn thương khi chơi bóng đá sau đây:

– Luôn dành thời gian thích đáng để khởi động và căng cơ trước khi luyện tập hay thi đấu. Điều này không có gì mới và có vẻ như ai cũng biết, nhưng nhắc lại cũng không thừa; vì thực tế đã cho thấy rất nhiều ca chấn thương đã xảy ra do không khởi động hoặc khởi động không kỹ. Với các vận động viên đỉnh cao, các bước khởi động khá đa dạng và phức tạp. Đối với những người chơi bóng có tính chất luyện tập, có thể khởi động bằng việc xoay chuyển làm mềm các khớp; chạy, nhảy hay bước bộ tại chỗ trong 5-10 phút, sau đó làm căng cơ ép dẻo, mỗi nhóm cơ khoảng 30 giây.

– Mang nẹp bảo vệ cẳng chân khi thi đấu: Nhiều vận động viên bị chấn thương ở cẳng chân khi không mang nẹp hoặc nẹp bảo vệ không đảm bảo.

– Phục trang thích hợp: Nên mang giày đế đúc đinh cao su hoặc đế có xẻ rãnh để tăng ma sát. Những đôi giày đế đinh vít có nguy cơ gây chấn thương cao hơn. Tuy nhiên, nên mang loại giày này nếu cần tăng độ bám khi thi đấu trên nền sân ướt, cỏ

dài.

– Sử dụng bóng làm bằng chất liệu tổng hợp, không thấm nước khi chơi trên những sân ướt. Bóng da sẽ bị ngấm nước và nặng hơn khi ướt, làm tăng nguy cơ chấn thương cho vận động viên.

– Không nên bám đu lên xà ngang hay vào lưới: Đã có những chấn thương đáng tiếc xảy ra do trượt ngã, cọc gôn đổ ở những sân chơi nghiệp dư không đủ tiêu chuẩn.

Một số biện pháp phòng tránh chấn khi chơi bóng đá

Một số biện pháp phòng tránh chấn khi chơi bóng đá

Trên thế giới cũng đã xảy ra trường hợp một cầu thủ bị rách đứt ngón tay do nhẫn móc vào lưới khi anh ta bám đu vào lưới sau lúc ghi bàn.

– Các cọc gôn nên được bọc đệm nhằm giảm những tai nạn có thể xảy ra cho thủ môn và các cầu thủ khác khi va đập vào cọc gôn.

– Bề mặt sân chơi phải được bảo đảm tốt, bằng phẳng, loại bỏ gạch đá vụn, lấp đầy ngay các chỗ trũng hay các lỗ nếu có.

– Có những hiểu biết cơ bản về cách xử trí ban đầu những chấn thương nhỏ như các vết xước rách da mặt, bầm tụ máu, các tổn thương nhỏ ở gân cơ, giãn dây chằng, co rút cơ…

– Chuẩn bị tốt và có kế hoạch cấp cứu, điều trị kịp thời những chấn thương nặng, nghiêm trọng như gãy xương, trật khớp hay các chấn động khác.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn