Lồng ruột ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Ở trẻ em lồng ruột là chứng bệnh hay gặp nhất, bệnh thường tiến triển nhanh và phát hiện dễ dàng. Bài viết sẽ thông tin rõ hơn đến bạn về hội chứng lồng ruột này.

Lồng ruột ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Lồng ruột ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng liên quan đến đường ruột. Đây là bệnh trong đó có một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Lồng ruột nếu không được điều trị kịp thời ruột sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột và gây nên viêm màng bụng. Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi và các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần bé gái. Bệnh hiếm gặp ở người trưởng thành.

Nguyên nhân gây lồng ruột

Đến nay nguyên nhân chính gây ra lồng ruột vẫn chưa được xác định rõ. Có thể lồng ruột diễn ra sau khi bị viêm ruột, có khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non. Trong các trường hợp khác xuất hiện bất thường như polyp hoặc khối u được cho là nguyên nhân gây bệnh.

Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở trẻ như tuổi trẻ em thường hay mắc hơn người lớn và gặp ở độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi. Bé trai thường mắc bệnh hơn bé gái. Chứng lồng ruột hay gặp ở trẻ bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường và những trẻ đã từng bị lồng ruột nguy cơ mắc bệnh trở lại là khá cao. Bệnh cũng hay gặp ở những trẻ có hội chứng suy giảm miễn dịch, đối tượng này nguy cơ mắc bệnh cũng khá cao. Những đối tượng không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa không có khả năng mắc bệnh.

Triệu chứng lâm sàng lồng ruột

Trẻ đột ngột khóc lớn, khóc thét do đau bụng, trẻ co gối lên ngực những cơn đau bụng cứ tái đi tái lại nhiều lần. Trẻ nôn mửa, nôn ra thức ăn lúc ban đầu sau đó sẽ nôn ra dịch dạ dày, dịch mật; giai đoạn sau có thể nôn ra phân, da xanh xao, vã mồ hôi. Khi ruột bị nghẹt nghiêm trọng hơn, phân sẽ có máu và nước nhày, dạ dày bị sưng lên.

Khi trẻ bị lồng ruột, trên thành bụng đôi khi thấy có một khối u lồi lên trên dạ dày. Ngoài những triệu chứng trên trẻ có những triệu chứng sốt, tiêu chảy và mất nước.

lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng liên quan đến đường ruột

Lồng ruột là một rối loạn nghiêm trọng liên quan đến đường ruột

Chứng lồng ruột chỉ thường xảy ra ở trẻ em nên những trẻ có nguy cơ hoặc đã từng bị lồng ruột nên sẽ có nguy cơ mắc lần hai. Thường xuyên tái khám, không tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện nào bất thường như đột nhiên khóc thét mà không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân nào, liên tục ói mửa, nôn ra dịch dạ dày, co chân lên bụng…ngay lập tức cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, phương pháp điều trị lồng ruột hiện nay cho trẻ rất đơn giản, chỉ cần bơm hơi vào ống hậu môn để kéo giãn đoạn ruột bị lồng. Phương pháp này tỷ lệ thành công khá cao và trẻ không cần trải qua đau đớn bằng phẫu thuật. Nếu trẻ đến muộn thì việc điều trị tháo lồng ruột bằng hơi thất bại và phải chuyển sang phương pháp phẫu thuật thích hợp. Để hạn chế tối đa xảy ra tai biến cho trẻ các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé và nhanh chóng đưa bé đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn