Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện để phát triển bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ. Vậy cha mẹ cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc để chữa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cần thường xuyên quan sát trẻ và phát hiện sớm tình trạng nhiễm bệnh viêm tiểu phê quản tránh để xảy ra những biến chứng đồng thời cũng phòng bệnh tốt cho cho con em mình để tránh nhiễm bệnh

Nguyên nhân trẻ em hay bị viêm tiểu phế quản

Trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 2 tuổi, các tiểu phế quản vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các virus tấn công gây tình trạng phù nề, tắc nghẽn. Virus ở đây thường là RSv, cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirut,… Triệu chứng trẻ thường hay gặp nhất là sốt (có thể sốt nhẹ không thường xuyên), ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, thở khò khè, viêm tai giữa (gặp ở trẻ sơ sinh). Nếu tình trạng của trẻ nặng hơn như: nôn, thở mệt và lồng ngực co rút khi thở, hôn mê, không ăn không uống, da nhợt nhạt,… nên cho bé đến thăm khám ngay với bác sĩ nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Sử dụng thuốc cần lưu ý gì?

Bác sĩ tư vấn: Diễn biến bệnh viêm tiểu phế quản trong khoảng duwois 1 tuần và tử vong có thể xảy ra nếu như bệnh ở thể nặng và không cấp cứu kịp thời. Có 25% trường hợp bệnh nahan mắc hen phế quản sau này. Điều trị bệnh quan trọng là điều trị triệu chứng, dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Triệu chứng thường gặp như sốt, sổ mũi, ho có đờm,… Nếu bệnh nhân thể nhẹ có thể điều trị tại nhà.

  • Thuốc hạ sốt: thường dùng paracetamol cho trẻ. Dùng ibuprofen trong trường hợp trẻ bị sốt cao và phải có chỉ định của bác sĩ. Đối với hạ sốt bằng aspirin tuyệt đối không dùng cho trẻ vì gây nên nhiều tác dụng phụ
  • Thuốc trị ho: bình thường ho là một phản xạ tốt giúp tống đờm và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ ho nhiều có thể sử dụng mật ong pha với nước ấm để uống (trẻ lớn hơn 1 tuổi). Nên sử dụng các loại cao trị ho từ thảo dược
  • Thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi: vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý và hút sạch mũi. Khi trẻ không có dầu hiệu thở khò khè thì không nên khí dung hoặc sử dụng thuốc giãn phế quản. Sử dụng chúng khi có chỉ sịnh của bác sĩ và nên thực hiện tại cơ sở chuyên môn.
  • Thuốc giãn phế quản: nếu trẻ thở khò khè, khó thở, thở rút lõm lồng ngực có thể cho trẻ khí dung với thuốc albutamol và phải thực hiện tại bệnh viện để đánh giá và theo dõi tác dụng của thuốc. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ như hồi hộp trống ngực, nhịp tim nhanh, run tay, chóng mặt, tức ngực,…
  • Thuốc làm loãng đờm: cho trẻ uống đủ nước, nếu trẻ bú mẹ thì tích cực cho trẻ bú. Sử dụng các loại thuốc loãng đờm cần phải có chỉ định của bác sĩ ví dụ như bromhexin, acetylcystein, carbocystein,…
  • Thuốc kháng sinh: nếu bệnh nhân có dẫu hiệu bội nhiễm sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh và cần phải sử dụng đúng liều lượng nghiêm ngặt. Thời gian điều trị kháng sinh thường từ 5-7 ngày. Có thể sử dụng các loại kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, cefuroxim,… cần lưu ý sẽ có trẻ bị dị ứng với kháng sinh và cần test theo đúng quy trình.

Sử dụng thuốc cần lưu ý gì?

Sử dụng thuốc cần lưu ý gì?

Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần phải dựa theo tùy trường hợp mỗi bệnh nhân mà có chỉ định khác nhau

Để phòng chống bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ nhất là người trực tiếp chăm trẻ
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Không tiếp xúc với những người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Tiêm chủng vacxin cho trẻ đầy đủ, vacxin ngừa cúm hằng năm
  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn