Mòn răng và giải pháp phòng ngừa tình trạng này

Hàm răng mái tóc là góc con người. Vậy nhưng bỗng một ngày hàm răng của bạn có dấu hiệu bị mòn răng khiến bạn lo lắng không ngừng. Không những gây khó khăn cho ăn uống mòn răng còn khiến bạn mất tự tin với mọi người.

Mòn răng và giải pháp phòng ngừa tình trạng này

Mòn răng và giải pháp phòng ngừa tình trạng này

Vậy chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân để biết cách phòng ngừa để bảo vệ hàm răng của bạn nhé!

Mòn răng là gì?

Mòn răng là kết quả của quá trình mài mòn các bề mặt răng đối diện nhau hoặc do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Mài mòn có thể ảnh hưởng cấu tạo răng, rìa cắn và diện tích bề mặt răng vừa gây mất thẩm mỹ, lâu dài có thể kéo theo các bệnh lý về răng, ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai và cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân nào gây mòn răng?

  • Có hai loại mòn răng: mòn răng cơ học và mòn răng hóa học. Cả hai loại mòn răng này đều ảnh hưởng đến men răng, khiến chúng bị bào mòn.
  • Mòn răng cơ học: xảy ra do sự ma sát, ví dụ như nhai và cắn vật, đồ ăn cứng, đánh răng quá mạnh hoặc dùng tăm không đúng cách.
  • Mòn răng hóa học: xảy ra do các chất hóa học, như axit, gây ra. Axit thường có nhiều trong nước cam, nước chanh, nước ngọt có ga và nhiều thực phẩm khác.
  • Mòn răng cũng có thể do bệnh lý khác như trào ngược axit dạ dày, tiếp xúc với clo hoặc hóa chất có trong hồ bơi, nhai aspirin hoặc vitamin C.

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị mòn răng?

Một dấu hiệu rất dễ nhận biết là cổ răng bị khuyết, lõm vào trong. Các triệu chứng mòn răng thường gặp gồm:

  • Răng bị đổi màu
  • Răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt
  • Hình dáng răng thay đổi, ngắn hoặc nhỏ lại
  • Răng bị sứt mẻ, mất cân đối

Bạn có thể gặp các triệu chứng mòn răng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiệu của ung thư vòm họng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám răng định kỳ để được các nha sĩ tư vấn sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh răng miệng tốt hơn. Hoặc nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá đúng tình trạng và lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị mòn răng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mòn răng?

Để biết bị mòn răng cơ học hay hóa học, bạn cần đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng và hỏi về thói quen ăn uống của bạn. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị mòn răng?

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương mô răng. Nếu mòn răng nghiêm trọng, bạn có thể cần trám răng. Nếu tình trạng mòn không quá sâu và không nhạy cảm, bạn không cần điều trị.

Nếu có răng nhạy cảm, bạn nên dùng kem đánh răng có fluor và nước súc miệng thường xuyên.

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa mòn răng?

Một số biện pháp mà bác sĩ tư vấn giúp bạn phòng ngừa mòn răng như:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đừng chải quá mạnh.
  • Dùng bàn chải có đầu lông mềm và kem đánh răng có fluor.
  • Súc miệng sau khi dùng hoặc uống những thực phẩm có tính axit.
  • Uống nhiều nước trong ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và tăm đúng cách.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và vẻ đẹp ngoại hình của chúng ta, phòng còn hơn chứ, tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu các phương pháp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ đầu để tránh mắc phải các vấn đề răng miệng phiền toái nhé!

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn