Một số chấn thương phần cơ vai thường gặp nhất

Một số chấn thương phần cơ vai thường gặp nhất

Vai là một nhóm cơ chính trên cơ thể, tham gia vào hầu hết các bài tập tác động vào phần thân trên, do đó nhóm cơ vai thường rất dễ bị chấn thương.

Những chấn thương vai thường gặp khi tập Gym

Những chấn thương vai thường gặp khi tập Gym

Những chấn thương vai thường gặp khi tập Gym

Theo giảng viên lớp Cao đẳng Vật Lý Trị Liệu và Phục Hồi Chức Năng cho biết, khớp vai có khung xương được cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo thành khớp cùng – đòn và khớp ổ chảo – cánh tay. Các khớp này được giữ vừng bằng các dây chằng, bao khớp và gân cơ, giúp khớp vai hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.

Trong bộ môn thể hình hay một số bộ môn thể thao khác khớp vai tham gia vào hầu hết các động tác nên có khả năng bị chấn thương rất cao. Các chấn thương vai thường gặp như:

Rách sụn viền và bao khớp vai

Bao khớp vai có thể dính liền vào xương là nhờ sụn viền ổ chảo. sụn viền là bộ phận rất dễ bị rách hay tróc ra khỏi xương, được ví như “cánh cửa sứt bản lề”. Điều này xảy ra khi thực hiện động tác xoay quá mức hoặc vặn xoắn khớp, té ngã dùng tay chống đỡ.

Trật khớp cùng

Tổn thương này dễ gặp khi té ngã dùng tay chống đỡ hay vai đập xuống mặt phẳng. Với trường hợp này phải phẫu thuật can thiệp trực tiếp để chấn thương có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trật khớp cùng thường gặp ở những người chơi thể thao đỉnh cao.

Gãy xương vùng vai

Lực chống đỡ từ vai hoặc va đập vai quá mạnh vào mặt phẳng có thể dẫn đến gãy xương đòn, xương bả vai và cánh tay. Lúc này bắt buộc phải nghỉ tập luyện một thời gian và dưỡng thương ổ trạng thái bất động tốt, nếu không sẽ bị lệch và phạm khớp. Đây là một chấn thương rất nghiêm trọng.

Viêm rách gân và chóp xoay

Ngoài bao khớp, khớp vai còn có một bộ phận là bốn gân cơ chóp xoay bao quanh giúp giữ vững khớp và tạo lực xoay tròn cho khớp vai. Vì đảm nhận nhiều chức năng như thế gân dễ bị rách và chấn thương. Rách gân gây đau mãn tính, cứng khớp và làm mất chức năng của mình nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh nhân bị chấn thương khớp vai sẽ không thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi sử dụng vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,… Sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn, khớp bị thoái hóa dẫn đến khó điều trị.

Tổn thương cơ

Là một hiện tượng thường gặp trong quá trình tập luyện thể hình, nguyên nhân bị đau khớp vai khi tập thể hình thường do bong điểm bám dây chằng của Cơ Delta. Có thể nhiều bạn chưa biết cơ đó mục đích để giúp thuận lợi trong việc xoay tay, giang cánh tay.

Cũng bởi đó cho nên khi điểm bám cơ Delta bị bong ra khỏi xương vai. Đó chính là nguyên nhân bạn bị đau vai trong quá trình tập luyện. Thông thường việc tập tạ bị đau khớp vai xảy ra nhiều hơn so với việc tập luyện những bài thể hình khác.

Tổn thương dây chằng

Tuy nhiên việc tổn thương ở cơ không quá nghiêm trọng so với tổn thương dây chằng. Lí do đó là dinh dưỡng trong dây chằng được nuôi dưỡng chủ yếu chủ yếu bằng thẩm thấu và nghèo mạch máu. Do đó bạn cần có sự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mình một cách cẩn thận trong khoảng thời gian này.

Việc nhóm cơ vai bị chấn thương trong khi tập Gym thường là do người tập thực hiện động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, tập luyện với trọng lượng tạ nặng, không khởi động kỹ khớp vai trước khi tập, tập luyện với kỹ thuật không đúng…

Làm gì để phòng tránh chấn thương vai xảy ra trong khi tập Gym?

Để có thể phòng tránh và hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương vai trong khi tập luyện thể hình thì các bạn cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Tập chuẩn kỹ thuật

Trong tập luyện thể hình, việc đảm bảo thực hiện động tác một cách chuẩn, đúng kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng giúp hạn chế chấn thương và làm tăng hiệu quả của bài tập. Chấn thương vai hay các chấn thương khác trong khi tập Gym thường xảy ra là do người tập thực hiện với trọng lượng tạ nặng và không tập đúng kỹ thuật. Vì vậy hãy cố gắng hoàn thiện tốt kỹ thuật và tập với trọng lượng tạ thích hợp với bản thân để hạn chế chấn thương xảy ra.

Khởi động kỹ vai trước khi tập luyện để hạn chế chấn thương xảy ra

Khởi động kỹ vai trước khi tập luyện để hạn chế chấn thương xảy ra

Ngưng tập vai ngay khi có dấu hiệu chấn thương

Khi bạn cảm thấy vai có dấu hiệu bị chấn thương như cảm thấy đau nhói, buốt thì hãy ngừng ngay việc tập vai và các bài tập có tác động đến phần vai lại. Việc tiếp tục tập luyện chỉ khiến cho việc chấn thương trở lên nghiêm trọng hơn.

Khởi động kỹ khớp vai trước khi tập luyện

Việc bỏ qua phần khởi động hay khởi động không kỹ phần khớp vai là nguyên nhân khiến phần cơ vai bị chấn thương. Vì cơ vai tham gia hoạt động vào hầu hết các bài tập của phần thân trên như Ngực, Xô, Tay…do đó hãy luôn khởi động phần cơ vai ngay cả khi buổi tập hôm đó không phải là buổi tập Vai nhé.

Với những chấn thương nhẹ các bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm để khắc phục tình trạng. Nhưng với các trường hợp nặng hơn như trật khớp, rách cơ, gãy xương vùng vai…thì cần phải tới bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn điều trị.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn