Nhà thuốc Kết nối mạng sợ mất khách hàng

Nhiều chủ doanh nghiệp, nhà thuốc băn khoăn liệu việc Cổng thông tin quản lý dược đòi hỏi thông tin khách hàng, thông tin kinh doanh có thể khiến họ mất một số lượng khách hàng nhất định.

Nhà thuốc Kết nối mạng sợ mất khách hàng

Nhà thuốc Kết nối mạng sợ mất khách hàng

Trước đó, các nhà thuốc trên toàn quốc cũng đã được thông báo phải tham gia sử dụng phần mềm kết nối với Hệ thống quản lý nhà thuốc và Cơ sở dữ liệu dược quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Nhiều doanh nghiệp đối phó với việc kết nối dữ liệu với cổng thông tin quản lý

Liên quan đến việc kết nối dữ liệu với cổng thông tin quản lý Dược thì nhiều người đánh giá cá doanh nghiệp chỉ hoạt động theo kiểu đối phó. Bởi doanh nghiệp dựa trên cán cân lợi ích thu được và cái giá phải trả (cost – benefit). Đối với yêu cầu kết nối Cổng thông tin quản lý dược hiện nay, doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều loại phí, trong khi lợi ích mang đến cho họ thì chưa thấy rõ. Mặt khác, khi tham gia kết nối hệ thống quản lý, doanh nghiệp kinh doanh sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Nhất là khi hoạt động kinh doanh sẽ bị thu thập thường xuyên và liên tục. Họ lo ngại liệu thông tin đó có bị tiết lộ hay bị lạm dụng hay không.

Đối với cơ quan quản lý, ứng dụng CNTT để quản lý hoạt động kinh doanh dược phẩm là hoạt động tiến bộ. Tuy nhiên việc ứng dụng này phải chỉ rõ giá trị sử dụng về mặt quản lý xã hội, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, không vi phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, không đe dọa hoạt động bình thường của doanh nghiệp so với trước khi tham gia. Về mặt quản lý thông tin, cơ quan nhà nước được yêu cầu cung cấp số liệu tổng thể, có phân loại, ví dụ gửi báo cáo tổng số thuốc kháng sinh, số thuốc gây nghiện, số thuốc ngừa thai… được bán ra trong tháng, trong quí từ doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước không được ép buộc các doanh nghiệp khai báo hoạt động kinh doanh chi tiết của mình hoặc tiết lộ bí mật khách hàng khi được yêu cầu. Việc một doanh nghiệp viễn thông lợi dụng dữ liệu khách hàng để khai thác cho các mục đích khác với quản lý thuốc là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu việc kết nối được thực hiện. Bởi thế, dựa trên việc nhận thức lợi ích của CNTT khi tham gia kết nối mạng thì doanh nghiệp sẽ tự nguyện tham gia tương tự như các trang thương mại điện tử. Bằng biện pháp hành chính, cưỡng bức tham gia hệ thống mà không đạt được sự tâm phục khẩu phục thì doanh nghiệp sẽ có nhiều phương thức đối phó để không phải tham gia. Chính vì thế, việc này cần thực hiện công khai, chi tiết và được các doanh nghiệp tự nguyện. Nếu dùng biện pháp bắt buộc có thể khiến doanh nghiệp hoang mang mà nhà quản lý thì không thu được kết quả nào có giá trị.

Nhiều doanh nghiệp đối phó với việc kết nối dữ liệu với cổng thông tin quản lý

Nhiều doanh nghiệp đối phó với việc kết nối dữ liệu với cổng thông tin quản lý

Quản lý việc bán thuốc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng kháng sinh hiện nay

Dựa vào các thông tin Y Dược hiện nay thì việc kháng thuốc hiện nay rất dễ xảy ra. Đó là hậu quả của việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, không theo đơn bác sĩ đang xảy ra phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển, dân trí thấp, quản lý y tế kém…Bộ Y tế đã đưa ra đề án với các mục tiêu là: (1) rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; (2) đến năm 2020, chấn chỉnh kê đơn kháng sinh (đạt 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định, tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh); (3) chấn chỉnh bán thuốc kháng sinh (đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc).

Để thực hiện thì cần có các bước như: bước 1, khảo sát tình trạng kê đơn và bán thuốc lẻ; bước 2, thiết lập các giải pháp can thiệp để ngăn chặn dùng kháng sinh bừa bãi, bao gồm kiểm soát kê đơn, kiểm soát bán thuốc và nâng cao nhận thức của dân chúng trong việc dùng thuốc kháng sinh; bước 3, xử phạt nghiêm ngặt khi không tuân thủ quy định.

Trong khi toàn cục của đề án kiểm soát kháng sinh chưa định hình thì các nhà thuốc được thông báo phải tham gia sử dụng phần mềm kết nối với Hệ thống quản lý nhà thuốc và Cơ sở dữ liệu dược quốc gia. Cho đến nay, sau khi kết thúc giai đoạn 1 của đề án, đầu năm 2019, tiến trình thực hiện đề án quản lý kháng sinh (gồm kết quả khảo sát, kết quả tập huấn kê đơn, kết quả tập huấn nhân viên bán thuốc) vẫn còn chưa thực sự hiệu quả. Trong khi toàn cục của đề án kiểm soát kháng sinh chưa định hình thì các nhà thuốc được thông báo phải tham gia sử dụng phần mềm kết nối với Hệ thống quản lý nhà thuốc và Cơ sở dữ liệu dược quốc gia (gọi tắt là Cổng thông tin quản lý dược).

Như vậy, hệ thống này không có cùng mục tiêu như đề án đưa ra là kiểm soát kê đơn và bán thuốc kháng sinh mà lại là “khắc phục tình trạng thuốc kém chất lượng và kiểm soát giá thuốc trên thị trường” và các tính năng khác được tốt hơn. Cục trưởng Cục Quản lý dược cho biết hệ thống quản lý này có khả năng dùng để kiểm soát kê đơn và bán thuốc kháng sinh, tuy nhiên không nói rõ là bằng cách nào. Đây cũng là hành động kiểm soát việc kháng kháng sinh phức tạp hiện nay.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn