Những dấu hiệu chuyển dạ các mẹ cần biết

Chuyển dạ là giai đoạn quan trọng nhất, có nguy cơ đối với sức khỏe và tính mạng và thai nhi. Do đó theo dõi, chăm sóc bà mẹ và thai nhi khi chuyển dạ có tầm quan trọng đặc biệt.

Những dấu hiệu chuyển dạ các mẹ cần biết

Những dấu hiệu chuyển dạ các mẹ cần biết

Những dấu hiệu lâm sàng của chuyển dạ

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, chuyển dạ đủ tháng là quá trình sinh lý đưa thai nhi trong buồng tử cung ra ngoài qua đường âm đạo khi thai có tuổi từ 38 đến 40 tuần.

Thai phụ đau bụng từng cơn: mỗi cơn đau thai phụ thấy bụng nổi lên cao, cơn đau lúc đầu nhẹ, ngắn thưa, sau mạnh lên, đau nhiều hơn, khoảng cách ngắn lại. Cơn đau gây đau ngoài ý muốn theo chiều hướng tăng, cơn co tử cung mau dần, thời gian ngày càng kéo dài hơn, cơn co có trước cơn đau và mất đi sau khi đã hết đau. Tần số cơn co khi bắt đầu chuyển dạ là 3 cơn co/10 phút đến khi cổ tử cung mở hết là 5 cơn co/10 phút. Mỗi cơn co kéo dài từ 20 đến 30 giây khi bắt đầu chuyển dạ, từ 45 đến 60 giây khi cổ tử cung mở hết. Cường độ cơn co mạnh nhất trong giai đoạn sổ thai.

Ra chất nhầy hồng ở âm đạo lẫn vài giọt máu. Chất nhầy hồng âm đạo đó là nút nhầy bịt kín lỗ cổ tử cung trong thời kỳ thai nghén trong cuộc chuyển dạ do sự co bóp của tử cung, do sự hình thành đoạn dưới eo tử cung dẫn tới sự xóa mở cổ tử cung nên bi đẩy ra ngoài.

Thai phụ có cảm giác mỏi vùng thắt lưng ngày một tăng. Trong trường hợp bất thường thai phụ còn thấy ra nước ối (ối vỡ non) hay ra máu nhiều (rau tiền đạo). Nhiều thai phụ thấy đột nhiên có cảm giác nước ào ra ở bên dưới đó chính là hiện tượng vỡ ối.

Hiện tượng thành lập đầu ối: khi chuyển dạ cùng với sự co bóp của cơ tử cung dồn ép thúc đầu thai nhi xuống dưới cổ tử cung dần xóa mở, màng ối đoạn dưới bong ra, nước ối bị đẩy xuống chỗ thấp thành lập nên đầu ối. Các loại đầu ối: ối dẹt, ối phồng, ối quả lê.

Ối dẹt: màng ối sát da đầu nước ối ở giữa màng ối và ngôi thai ít, ngôi bình chỉnh tốt như ngôi chỏm.

Ối phồng: nước ối giữa màng ối và ngôi thai nhiều do ngôi thai cao và ngôi bất thường.

Ối quả lê: do màng ối mất tính chun giãn, nước ối dồn xuống chỗ thấp, túi ối phình ra ngoài âm đạo và ra ngoài âm hộ (thai chết lưu).

Thai phụ có cảm giác mỏi vùng thắt lưng ngày một tăng

Thai phụ có cảm giác mỏi vùng thắt lưng ngày một tăng

Những điều cần lưu ý khi chuyển dạ

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, khi bắt đầu có cuộc chuyển dạ thai phụ bình tĩnh, hít thở sâu, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, đồ cho bé để vào viện. Nên mang ít đồ dùng tránh thừa thãi, chuẩn bị sẵn sàng đồ cho bé trong trường hợp mẹ chưa có sữa cho bé ăn.

Trong trường vỡ ối sớm cần ngay lập tức đến bệnh viện để được kịp thời can thiệp tránh cho thai bị ngạt, bị sặc nước ối. Khi ối vỡ sớm nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra.

Bạn nên chuẩn bị sẵn 1 chút đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng cho mình trước cuộc đẻ, tránh không ăn no quá làm mất sức và trào ngược dạ dày. Không nên uống nhiều nước, nhiều sữa vì dễ gây sặc khi rặn, mất sức do quá no. Nếu thai phụ chọn sinh mổ thì nên ăn nhẹ 1 chút buổi tối trước mổ.

Điều quan trọng nhất là bạn hãy giữ tâm trạng thoải mái không căng thẳng để cuộc chuyển dạ diễn ra an toàn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu trên để được trợ giúp.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn