Những điều bà mẹ cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay. Vậy bạn cần biết những điều gì về sữa mẹ và cách nuôi con bằng sữa mẹ?

Những điều bà mẹ cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ

Những điều bà mẹ cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về sữa mẹ mà bạn cần trang bị cho bản thân.

Sự tạo thành sữa mẹ

Sữa mẹ được hình thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai và bắt đầu tiết ra sau 3-4 ngày đối với sinh con lần đầu và từ 2-3 ngày đối với sinh con từ lần thứ 2 trở đi. Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá và hoàn thiện nhất về mặt dinh dưỡng, miễn dịch đối với trẻ sơ sinh, khi mà bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh

Chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay: Sữa non là sữa được sản xuất ra trong giai đoạn cuối thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau sinh, loại sữa này đặc , giàu chất đạm và có nhiều kháng thể. Sữa non giúp lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ khỏi những vi khuẩn có hại. Lượng sữa non sẽ giảm dần và ngừng tiết sau khoảng 3-4 ngày

Sữa thuần thục: khoảng từ ngày thứ 10 trở đi người mẹ sản xuất ra sữa thuần thục, mỗi cữ bú của trẻ sẽ có sự thay đổi nồng độ chất dinh dưỡng trong sữa , đặc biệt là nồng độ chất béo

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin cần thiết cho sự phát trieenrt đầy đủ của trẻ sơ sinh

  • Casein- là một chất đạm đặc biệt có trong sữa mẹ giúp cho trẻ hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh lý dị ứng, tiêu chảy…
  • Sắt- sữa mẹ có hàm lượng sắt ít hơn sữa bột nhưng sắt có trong sữa mẹ giúp bé hấp thu tốt hơn
  • Vitamin C trong sữa mẹ góp phần tăng cường hấp thu sắt
  • DHA- Docosahexaenoic acid giúp cho phát triển hoàn thiện trí não và chức phận thị giác của trẻ
  • Lactase giúp hấp thu đường lactose có trong sữa mẹ. Lactose giúp cho phát triển hệ thống thần kinh và điều hòa hệ vi sinh đường ruột
  • Lipase giúp tiêu hóa và thu nhận lipid
  • Amylase tiêu hóa các chất đường bột

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Bà mẹ cho con bắt đầu bú khi nào?

Bà mẹ có thể cho con bú ngay sau khi sinh là tốt nhất. Mẹ có thể cho con bú chậm hơn nếu như tình trạng sức khỏe của mẹ hay trẻ chưa thực sự tốt, mẹ mổ lấy thai, trẻ đang được hồi sức tích cực. Cho trẻ bú sớm giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa non và giúp kích thích quá trình tiết sữa nhanh và nhiều hơn. Cho trẻ bú sớm là thời điểm người mẹ tiếp xúc với con hết sức thuận lợi về mặt tâm lý, giúp mẹ co hồi tử cung tốt, hạn chế băng huyết, giảm đau cho mẹ

Trẻ nên bú bao nhiêu lần một ngày là tốt nhất?

Trong những ngày đầu số lần cho trẻ bú từ 7-9 lần một ngày, mẹ nên cho em bé bú cả 2 bên và bú mỗi bên không quá 15 phút. Mỗi lần bú nên cách nhau từ 2-3 giờ hoặc mỗi khi trẻ đòi bú.Sau vài ngày chính cảm giác đối của trẻ sẽ tự điều hòa số lần bú và khoảng cách giữa các lần bú. Mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để bú theo một khung giờ nhất định và cũng không nên cho trẻ bú mau quá. Mẹ cũng khoogn nên cho trẻ bú đêm nhằm tạo điều kiện cho mẹ được nghỉ ngơi

Một số lưu ý về vệ sinh bà mẹ cần nhớ

  • Hằng ngày mẹ phải rửa vú bằng xà phòng, rửa tay sach trước khi cho trẻ bú. Mẹ có thể rửa sạch đầu vú bằng nước chín để nguội trước và sau khi cho con bú. Mẹ cũng có thể vắt bỏ vài giọt sữa trước khi cho con bú.
  • Sau mỗi cứ bú mẹ có thể lấy miếng vải khô sạch để che 2 đầu vú. Mẹ cũng không nên dùng các loại áo ngực quá chật bằng chất liệu nilon, sợi tổng hợp có thể gây loét đầu vú
  • Tư thế cho con bú: mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hay tư thế nằm, lưu ý cho trẻ ngậm kín bầu vú của mẹ khi bú
  • Mẹ nên uống nhiều nước, ăn thêm các loại thịt, cá, trứng, sữa… uống bổ sung thêm canxi và sắt. Mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày, không sử sụng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá…

Một số lưu ý về vệ sinh bà mẹ cần nhớ

Một số lưu ý về vệ sinh bà mẹ cần nhớ

Những trường hợp không được cho con bú

Không có nhiều chống chỉ định cho con bú, trong một số bệnh lý khoogn đưuọc cho con bú như bệnh tim, lao đang tiến triển, HIV, bệnh nhân tâm thần không có khả năng chăm sóc con.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn