Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ con

Viêm tai giữa thường hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ khoảng 3 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ con

Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ con

Viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trẻ lên 3 tuổi có tỉ lệ bị viêm tai giữa lớn hơn những trẻ có độ tuổi từ 3-5 tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa có hai loại là viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mãn tính.

  • Viêm tai giữa cấp là tình trạng xuất hiện sau giai đoạn viêm nhiễm đường hô hấp, gây ra sự nhiễm trùng tại tai giữa, phổ biến nhất ở trẻ 6 – 18 tháng tuổi.
  • Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng tai chảy mủ kéo dài trên 3 tháng, trẻ không chỉ nhiễm trùng tai giữa mà còn nhiễm trùng cả sào bào, thượng nhĩ và xương chũm.

Nguyên nhân trẻ nhỏ thường bị viêm tai giữa là do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm. Hơn nữa, do cấu trúc tai của trẻ khác với người lớn ở đặc điểm ngắn, rộng hơn và nằm ngang nên rất dễ bị chất lỏng từ cổ họng chảy vào tai giữa và tai ngoài bị vi khuẩn xâm nhập tai giữa gây viêm.

Nếu trẻ bị các bệnh lý về tai mũi họng kéo dài cũng có thể dẫn đến bị viêm tai giữa.

Những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh. Sau khi trẻ bị cảm cúm, trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa. Khi có dấu hiệu viêm, nước mũi của trẻ sẽ chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh. Khi trẻ bị viêm tai giữa, trẻ quấy khóc nhiều, đau tai hoặc không nghe được, có thể sốt nhẹ do viêm và có dịch mủ chảy ra từ tai.

Những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Phương pháp điều trị với trẻ bị viêm tai giữa

Bác sĩ tư vấn: Khi phát hiện trẻ bị viêm tai giữa, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc, điều trị tại chỗ làm thuốc tai hoặc phẫu thuật.

Những biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa nên được điều trị sớm nếu để lâu ngày, bệnh sẽ phát triển thành mãn tính gây đau, chảy dịch và ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Viêm tai giữa nặng có thể gây thủng màng nhĩ, xơ cứng các khớp xương con… nếu trẻ chưa nói sõi có thể gây rối loạn ngôn ngữ. Viêm tai giữa có thể biến chứng thành các bệnh nặng như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch… rất nguy hiểm với trẻ.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Cha mẹ cần lưu ý một số điều để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ. Nếu trẻ có viêm nhiễm tại mũi họng, phải điều trị sớm để giải quyết triệt để vùng viêm nhiễm đó. Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho trẻ đúng cách, không được lạm dụng để bơm rửa mũi vì có thể vô tình đưa dịch ở mũi sang tai gây viêm tai. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa điều trị không đơn giản, nếu không chữa triệt để bệnh có thể biến chứng hoặc tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ. Ngay khi bố mẹ nghi ngờ con có những vấn đề bất thường ở tai, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sớm.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn