Chấn thương bàng quang thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Các tổn thương thường gặp như: Giập bàng quang, thủng bàng quang, vỡ bàng quang…Vậy chấn thương bàng quang là gì?
- Lý do đi tiểu buốt và mẹo cực hay chữa chứng tiểu buốt
- Ý nghĩa các xét nghiệm viêm gan B
- Cao răng và những điều nên biết
Những điều cần biết về chấn thương bàng quang
Tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Chấn thương bàng quang xảy ra như thế nào?
Chấn thương bàng quang do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt dẫn tới ngã vỡ xương chậu (chủ yếu là xương mu). Sự di lệch của xương mu chèn ép vào bàng quang gây đụng giập hoặc vỡ bàng quang ( đặc biệt dễ gây vỡ khi bàng quang đang căng nước tiểu).
Chấn thương bàng quang cũng có thể gặp phải do vết đâm trực tiếp vào vùng bụng dưới do: Dao nhọn, cọc sắt, gậy tre hay bom đạn. Thường gây tổn thương dạng vết thủng bàng quang.
Bác sĩ tư vấn: Các dạng thương tổn trong chấn thương bàng quang gồm có:
- Giập bàng quang: Tổn thương chủ yếu là đụng giập lớp thanh cơ, chưa gây thủng niêm mạc bàng quang, chưa làm thủng bàng quang nên chưa gây tràn nước tiểu ra xung quanh. Tổn thương thường có chảy máu và gây nên tình trạng tụ máu dưới niêm mạc hay tụ máu trong lớp thanh cơ bàng quang.
- Thủng bàng quang ngoài phúc mạc do vết thương tại mặt trước của bàng quang, chủ yếu do di lệch của gãy xương mu chọc vào làm cho thành bàng quang bị thủng, nước tiểu tràn ra ngoài ( ngoài ổ phúc mạc)
- Vỡ bàng quang trong phúc mạc ( chiếm 60-65%), gặp trong trường hợp bệnh nhân bị tai nạn khi bàng quang căng nước tiểu. Vị trí vỡ thường ở mặt trên đỉnh của bàng quang do đó nước tiểu thoát ra sẽ tràn vào ổ bụng. Trên lâm sàng gặp ở người bệnh sau uống rượu bia say nên không rõ cơ chế chấn thương.
Chấn thương bàng quang xảy ra như thế nào?
Triệu chứng của chấn thương bàng quang.
- Triệu chứng lâm sàng Bệnh nhân sau tai nạn thấy đau vùng dưới rốn, bàng quang mất cảm giác buồn tiểu tiện. Thầy thuốc khám thấy bụng chướng, có cảm ứng phúc mạc, gõ đục vùng thấp tụ dịch. Đặt sonde tiểu dễ dàng, thấy ít nước tiểu, nước tiểu có máu, tia nước tiểu chậm, không có tia xoáy cuối cùng. Thăm trực tràng thấy căng dịch, ấn đau do có khối máu tụ hoặc nước tiểu ứ đọng sau bàng quang. Nếu có chấn thương nội tạng phối hợp thì triệu chứng của vỡ bàng quang bị che lấp. Toàn thân bệnh nhân ít bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân đến sớm và vỡ bàng quang đơn thuần không có phối hợp chấn thương tạng hay cơ quan khác. Trong trường hợp đến muộn có thể gặp toàn thân suy sụp do nhiễm trùng nhiễm độc, do nước tiểu tràn ngập gây viêm phúc mạc.
- Triệu chứng cận lâm sàng để giúp chẩn đoán chấn thương bàng quang được chính xác hơn, một số kỹ thuật được chỉ định như: Chụp XQ ổ bụng có bơm thuốc cản quang ngược dòng thấy thuốc trào ra xung quanh. Siêu âm ổ bụng thấy nhiều dịch tự do, trong khi bàng quang không có nước tiểu. Chọc dò ổ bụng thấy có nước tiểu chảy ra.
- Hướng điều trị trong trường hợp đụng giập bàng quang thì hướng điều trị là nội khoa bảo tồn với thuốc cầm máu, kháng sinh, điều trị triệu chứng, theo dõi sát tình hình, nếu bệnh nhân có bí tiểu cần đặt thông tiểu để giải phóng nước tiểu sớm tránh để bàng quang căng to. Trường hợp có vỡ bàng quang thì cần phải mổ cấp cứu để khâu lại chỗ vỡ, làm sạch ổ bụng, dẫn lưu bàng quang và ổ bụng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn