Người mẹ làm nghề nghiệp tiếp xúc với hóa chất, lao động căng thẳng, nặng nhọc là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến dọa đẻ non, đẻ non.
- Vai trò của kẽm đối với cơ thể và bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý?
- Thủng tử cung có nguy hiểm hay không?
- Bệnh Herpangina ở trẻ em và những điều mẹ nên biết?
Dọa đẻ non- đẻ non là gì?
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng. Trẻ sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng, nguy cơ cao bị di chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước tuần 32, giảm xuống 1/10 sau 35 tuần. Tại Việt Nam, chưa có thống kê trên toàn quốc, nhưng theo những nghiên cứu đơn lẻ thì tỷ lệ đẻ non khoảng 8-10%.
Khoảng 50% đẻ non không xác định được lý do, tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi dẫn đến dọa đẻ non và đẻ non như:
- Đời sống kinh tế xã hội thấp, không được chăm sóc đầy đủ trước sinh
- Người mẹ có cân nặng, chiều cao thấp, khung chậu nhỏ, tăng cân kém trước sinh
- Lao động vất vả lúc mang thai
- Tuổi mẹ dưới 20 hoặc con so lớn tuổi trên 35
- Mẹ nghiện thuốc lá, rượu, các chất kích thích
- Những người có tiền sử sản khoa nặng nề, rối loạn huyết do thai: tiền sản giật, sản giật
- Mẹ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường niệu, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, virus
- Các chấn thương trong thai nghén, các chấn thương trực tiếp vào bụng hoặc gián tiếp do phẫu thuật vùng bụng
- Người mẹ làm nghề nghiệp tiếp xúc với hóa chất, lao động căng thẳng, nặng nhọc
- Mẹ mắc các bệnh lý toàn thân như bệnh tim, bệnh gan, thận, thiếu máu
- Mẹ mắc các bệnh lý miễn dịch: hội chứng kháng thể kháng Phospholipid
Dấu hiệu của dọa đẻ non là gì?
Những dấu hiệu của dọa đẻ non mà thai phụ cần đề phòng như:
- Sản phụ xuất hiện đau bụng từng cơn, không đều đặn, tức nặng bụng dưới kèm theo đau lưng
- Ra dịch âm đạo dịch nhày, lẫn máu
- Cơn co tử cung thưa nhẹ (2 cơn trong 10 phút, thời gian co dưới 30 giây)
- Cổ tử cung đóng, hoặc xóa mở dưới 2cm
Dấu hiệu đẻ non:
- Các cơn đau bụng xuất hiện đều đặn, các cơn đau tăng dần kèm theo ra dịch âm đạo, dịch nhày, máu, nước ối
- Cơn co tử cung với tần số 2-3 và tăng dần. Cổ tử cung xóa trên 80%, mở trên 2cm. Thành lập đầu ối hoặc vỡ ối.
Đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ
Điều trị dọa đẻ non- đẻ non như thế nào?
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, nguyên tắc khi điều trị dọa đẻ non- đẻ non là cần trì hoãn chuyển dạ để điều trị dọa đẻ non và phải chuyển sản phụ đến cơ sở có khả năng chăm sóc sơ sinh non tháng
Cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, nằm nghiêng trái, tránh kích thích, tránh quan hệ
Dùng thuốc giảm, cắt cơn co tử cung theo y lệnh của bác sĩ
Xử trí đẻ non khi ức chế chuyển dạ không thành công
Tránh sang chấn cho thai: bảo vệ đầu ối đến khi cổ tử cung mở hết, hạn chế sử dụng oxytocin, cắt tầng sinh môn rộng, mổ lấy thai nếu có chỉ định.
Chống nhiễm khuẩn nếu ối vỡ sớm, dự phòng sót rau, chảy máu sau đẻ.
Đảm bảo hồi sức, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về dọa đẻ non và đẻ non.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn