Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ, giai đoạn này trẻ sẽ dần được hoàn thiện bộ máy tiêu hóa cũng như được tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Mối quan hệ giữa bệnh thận và quá trình mang thai
- Tác dụng tuyệt vời của gấc đối với da
- Một số lưu ý về bệnh sỏi tiết niệu mà bạn cần biết
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
Theo những tin tức y tế mới nhất, rất nhiều mẹ có quan điểm cho con ăn dặm từ sớm từ 3 tháng sẽ ăn bột giúp bé cứng cáp nhanh hơn, nhưng cũng có nhiều bà mẹ vì lo lắng sợ rằng dạ dày bé chưa đủ khỏe mạnh để tiêu hóa được những loại thức ăn nên cho con ăn muộn hơn.
Chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trên thực tế trẻ đủ 6 tháng tuổi có thể cho ăn dặm vì khi đó trẻ đã bắt đầu có những nhận thức và phát triển các kĩ năng vận động cơ miệng để có thể nuốt được thức ăn đặc hơn sữa mẹ, lúc này bé đang tập bò, trườn và ngồi tốn nhiều năng lượng nên cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn so với thời gian trước bé chỉ nằm 1 chỗ. Tùy từng bé mà thời gian ăn dặm có thể trước hay sau tùy vào nhu cầu và mong muốn của trẻ tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé.
Mỗi món ăn bạn nên cho bé ăn liên tục trong 3 ngày để theo dõi xem khả năng hấp thụ, tiêu hóa của con. Nếu bé có biểu hiện tiêu chảy tức là bé chưa tiêu hóa được thực phẩm đó thì bạn nên dừng lại và để 1 thời gian sau có thể cho bé ăn lại và theo dõi tiếp tục. Ngoài ra bạn còn có thể theo dõi tình trạng dị ứng với thực phẩm nào đó của con, nhất là những bé có bố mẹ bị dị ứng với món nào đó.
Mỗi món ăn bạn nên cho bé ăn liên tục trong 3 ngày
Khi cho bé ăn dặm cần chú ý những điều sau
- Dinh dưỡng mỗi bữa ăn
Nếu bắt đầu cho bé ăn dặm mà bé lạ lẫm không thích bạn có thể pha thêm 1 chút sữa mẹ để bé có thể làm quen tốt hơn vì có chút hương vị giống với sữa hằng ngày bé ăn. Bạn nên cho bé làm quen với đồ ăn dặm từ loãng đến đặc vì bé đang quen ăn sữa mẹ lỏng cần cho bé thời gian để thích nghi dần.
Trong mỗi bữa ăn bạn cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng chính cần có.
- Tinh bột (gạo, khoai, bánh mì…);
- Chất đạm (cá, thịt, trứng, đậu phụ…);
- Rau, trái cây (quả táo, quả bơ, mơ, chuối, quả đào, xoài, đu đủ, lê, mận, bí ngô, khoai lang, cà rốt, đậu Hà Lan, đậu xanh,…);
- Dầu thực vật, mỡ động vật (tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu…)
Đối với rau củ bạn nên hấp để giữ lại được tối đa lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra các mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây hoặc các trái cây dầm nhỏ như chuối, đu đủ …
- Thời gian ăn của con
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, thời gian ăn của con trong mỗi bữa chỉ tối đa trong 30 phút. Nếu bé không ăn hết cũng phải dừng bữa ăn đó nếu đã quá 30 phút. Nếu bé không ăn thì bạn cũng không được ép con ăn hoặc đi rong khắp nơi, như thế sẽ tạo thói quen không tốt với con. Hơn nữa, còn khiến đồ ăn của con để lâu bị vữa, nguội, mất chất dinh dưỡng, không ngon khiến bé ác cảm hơn với đồ ăn.
- Không giữ lại phần ăn thừa
Lưu ý rất quan trọng là nếu bé không ăn hết bạn cũng phải bỏ đi luôn không được giữ lại để cho bé ăn bữa sau vì khi đó vi khuẩn đã xâm nhập làm hỏng đồ ăn, nếu bạn tiếp tục cho bé ăn, sẽ khiến bé nhà bạn sẽ bị tiêu chảy. Khi mới tập cho bé ăn thì chỉ cho bé ăn ít vài thìa nên nhiều mẹ có tâm lí giữ lại để cho con ăn vào lần sau, như thế không tốt tẹo nào cho dạ dày bé bạn nhé. Mỗi bữa ăn dinh dưỡng là một bữa ăn mà bạn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn theo chế độ hợp lý.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn