Những điều tuyệt vời từ nước dừa đối với sức khỏe

Trái dừa là loại thực uống tuyệt vời cho những ngày hè nóng nực. Bên cạnh đó, nước dừa còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy tác dụng của dừa đối với sức khỏe là gì?

Những điều tuyệt vời từ nước dừa đối với sức khỏe

Những điều tuyệt vời từ nước dừa đối với sức khỏe

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nước dừa và tác dụng của nước dừa đối với sứ khỏe mà bạn cần tìm hiểu.

Nguồn gốc cây dừa?

Dừa có tên khoa học là Cocos nucifera, thuộc họ cau. Cây dừa khi trưởng thành có hình dạng to lớn, có thể cao đến 30m, các lá đơn xẻ thùy, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm, lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân.

Hoa dừa nở theo chùm, dừa nở hoa liên tục với hoa cái tạo hạt, hoặc một số loại dừa lùn tự thụ phấn.

Quả dừa bao gồm ba lớp: Lớp ngoài là vỏ hay còn gọi là xơ dừa, lớp bên trong là gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả bên trong hóa gỗ, khá cứng. Lớp trong cùng được gọi là lớp thịt dừa hay còn gọi là cùi dừa, cùi dừa có màu trắng là phần có thể ăn được trong quả dừa.

Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Cây dừa có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á và từ miền tây bắc Nam Mỹ. Chúng mọc thích hợp nhất ở vùng nhiệt đới. Dừa rất thích hợp trồng trên đất mặn pha cát. Nên chúng ta sẽ gặp dừa ở những bờ biển vùng nhiệt đới.

Trái dừa non chứa khoảng 125ml – 250ml nước dừa tươi. Nước dừa là chất lỏng có màu trong suốt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đây là một loại thức uống giải khát tự nhiên được rất nhiều người yêu thích vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi.

Thành phần dinh dưỡng của nước dừa bao gồm: Nước; Protein; vitamin C và các nguyên tố vi lượng như K, Fe, P …

Nguồn gốc cây dừa?

Nguồn gốc cây dừa?

Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe

  • Tránh khả năng mất nước của cơ thể

Trong thành phần của nước dừa có rất giàu kali và các khoáng chất khác sẽ giúp  điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Vì vaayjj, nước dừa có thể dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

  • Hỗ trợ, bảo vệ hệ tiêu hoá, bài tiết

Uống nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ngăn chặn nhiệt miệng và hỗ trợ phục hồi cơ thể sau khi mất nước.

Theo nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ axit lauric có trong nước dừa sẽ được chuyển thành dạng mono lauric khi đi vào cơ thể, có tác dụng kháng khuẩn, chống giun sán, ký sinh trùng đường ruột.

Đối với các vấn đề của hệ bài tiết như tiểu rắt, viêm đường tiết liệu cũng được ngăn chặn khi sử dụng nước dừa đều đặn và hợp lý.

  • Bảo vệ hệ tim mạch

Uống nước dừa sẽ kiểm soát được huyết áp và tránh nguy cơ tăng huyết áp. Do trong nước dừa có lượng kali dồi dào giúp bạn tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ cân bằng với natri trong máu và làm tăng cholesterol tốt. Tuy nhiên, nên sử dụng nước dừa ở mức độ vừa phải vì hấp thụ quá nhiều kali sẽ không tốt cho thận.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Bác sĩ tư vấn cho biết: Hàm lượng kali trong nước dừa khá cao. Ngoài ra, nước dừa có ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng này nên tác dụng của nước dừa giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch bên trong của cơ thể.

Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe

Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe

  • Làm đẹp da

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Ngoài ra, acid lauric có trong nước dừa giúp giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, giữ ẩm cho da. Vì vậy, mỗi tối trước khi đi ngủ thoa một lượng nước dừa nên vùng da tổn thương có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema. Nước dừa tươi là một trong những loại nước uống tự nhiên tốt nhất và an toàn. Nước dừa được đánh giá là an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp không nên sử dụng nước dừa như người tiểu đường, vận động mạnh, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, đi nắng thời gian dài.

Lưu ý: Nước dừa nên uống ngay sau khi bổ. Loại quả này có nhiều kali nhưng ít natri, vì vậy khi uống bạn nên thêm một chút muối để cân bằng dinh dưỡng và tăng thêm vị đậm đà.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn