Kê còn có các tên gọi khác là tiểu mễ, túc cốc, ngạch túc, bạch lương túc, hàn túc, hoàng túc, cốc tử, khỏa tử. Bộ phận sử dụng là nhân của hạt cây kê, thực vật thuộc họ lúa (Poaceae).
- Nguyên nhân gây táo bón và biện pháp khắc phục cho trẻ
- Xuất tinh ngược dòng– căn bệnh khó nói của đấng mày râu
- Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
Những lợi ích mang lại từ hạt kê và gạo lứt nảy mầm
Dưới đây là một số thông tin về những lợi ích mang lại từ hạt kê và gạo lức này mầm. Một loại kê khác có tính dẻo cao gọi là hoàng mễ, kê nếp.
Hạt kê và những lợi ích của chúng trong Đông Y
Theo đông y, kê bổ trung ích khí, trừ được những chứng phiền khát do nóng dạ dày. Thực phẩm chế biến từ kê giúp thông tiểu, chữa được chứng phiền khát. Hạt kê có tác dụng hòa trung, giải khát, giải độc, bổ thận, khỏe tì vị trừ nhiệt, lợi tiểu, hiệu quả chữa tì vị hư nhiệt, đau bụng nôn mửa, chống thiếu nước khi tiêu chảy.
Kê vàng giúp tiêu hóa thịt dễ dàng hơn, đỡ mệt mỏi do nóng, hòa vị, ngủ ngon hơn. Hạt kê giúp giúp các thai phụ ngừa sẩy thai và tình trạng nôn ọe mỗi sáng do được bổ sung axit amin và Silic. Chất Choline trong kê còn có đặc tính ngăn ngừa cả bệnh cứng động mạch.
Ngoài ra, kê còn chứa chất Lecithine và Choline tự do, axit glutamic là những chất rất quí để bồi bổ não cho những “sĩ tử mùa thi”, người làm việc phải suy nghĩ nhiều, sử dụng tinh thần, lý trí… Axit glutamic giúp làm tăng thêm trí nhớ cho con người.
Cách sử dụng hạt kê
– Qua đường uống có thể chế biến thành canh hoặc đun cháo.
– Có thể nghiền mịn thành bột hoặc trộn thành hồ để bôi hoặc xoa ngoài da.
Cách sử dụng hạt kê
Công dụng của hạt kê
– Kê để lâu năm đun với nước dùng bằng đường uống có tác dụng cầm đi lị.
– Kê 100g, một số lát khoai mài vừa đủ, đun thành cháo cho trẻ ăn dùng cho trẻ con bị cam tích, tiêu hóa kém.
– Hạt kê sao cho biến màu nghiền thành bột hòa với rượu mà đắp vào chỗ bỏng làm dịu đi chỗ bỏng cho đỡ rát.
– Kê dẻo, lượng vừa đủ, đun cháo ăn tốt cho người bị lao phổi, nhiệt độ thấp, mồ hôi trộm, xương nóng.
– Kê 30 – 50g đun cháo cho thêm đường đỏ đủ lượng đánh đều, ăn lúc nóng hoặc dùng kê, khoai lang (mỗi thứ 50g), đun thành cháo ăn vào sáng và tối dùng cho người già thân thể gầy yếu, phụ nữ đẻ thiếu sữa.
– Tiêu hóa kém khiến mất ngủ
Bác sĩ tư vấn: Món cháo gà nấu kê rất giàu chất dinh dưỡng với cách nấu như sau: Vo hạt kê và ngâm trong nước khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo. Gà rửa sạch chặt làm bốn miếng luộc với nước dùng hay nước dừa non.
Khi gà chín vớt ra để ráo và xé thịt gà ra. Sau đó đun hạt kê với nước luộc gà, đun nhỏ lửa và khuấy đều liên tục. Khi cháo chín thêm gia vị , múc cháo ra bát, rắc thịt gà xé nhỏ và thêm hành tùy sở thích.
Gạo lứt là giàu dinh dưỡng hơn so với gạo trắng. Tuy nhiên, khi được đem ngâm trong nước ấm nó còn tăng thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi trở thành gạo lứt nảy mầm, bằng cách ngâm khoảng 24 giờ và duy trì độ ẩm.
Công dụng của gạo lứt nảy mầm
Theo nghiên cứu khoa học thấy rằng: Gạo lứt sau khi nảy mầm có thành phần acid gama-aminobutyric (hay còn gọi là: GABA) so với gạo lứt bình thường cao gấp 6 – 10 lần. Gaba có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giúp hỗ trợ điều trị bệnh cho người bị tiểu đường, đối với người cao huyết áp giúp cân bằng huyết áp, giảm Choresterol, giảm mỡ máu, chống béo phì. Ngoài ra, gạo lứt nảy mầm còn giúp giảm căng thẳng thần kinh và tăng cường chức năng thận, giảm strees, an thần.
Công dụng của gạo lứt nảy mầm
- Sử dụng Gạo lứt nảy mầm có tác dụng chống lão hóa cho làn da rất tốt do chất gama-oryzanol trong gạo lứt nảy mầm và tác dụng tăng cao gấp 7 lần so với gạo lứt thường.
- Chống mỡ hóa gan (bệnh gan nhiễm mỡ) do chất inositol có trong gạo lứt nảy mầm cao gấp 6 lần so với gạo lứt thường.
- Giúp duy trì lượng cholesterol trong mức cho phép và phòng chống ung thư rất tốt do chất tocotrienol tìm thấy trong gạo lứt nảy mầm và cũng cao gấp 6 lần gạo lứt thường.
- Gạo lứt nảy mầm dẻo và ngon hơn so với gạo lứt thường. Phù hợp dùng cho trẻ suy dinh dưỡng do gạo mầm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng vitamin và men amylaza, chất xơ lớn, hỗ trợ tiêu hóa hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể.
Ngoài ra, mầm gạo lứt còn có giúp trung hòa acid trong cơ thể rất tốt, giúp cân bằng độ pH lý tưởng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm các bộ phận trên cơ thể, hạn chế di căn tế bào ung thư. Đặc biệt tốt đối với những người ăn chay và ăn kiêng do bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết mà không thừa cân, béo phì.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn