Những lưu ý quan trọng về bệnh bạch cầu cấp

Bạch cầu cấp là bệnh gì? Nguyên nhân của bệnh ra sao, triệu chứng của bệnh như thế nào và có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh hiệu quả nhất?

Bệnh bạch cầu cấp là gì?

Bạch cầu cấp là loại bệnh ung thư mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ thống mạch bạch huyết. Khi mắc bệnh bạch cầu nói chung và bệnh bạch cầu cấp nói riêng thì tủy xương người bệnh bắt đầu tạo ra nhiều tế bào bạch cầu bất thường. Các tế bào bất thường này không thực hiện chức năng của tế bào bạch cầu, nhưng lại phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường và không dừng lại.

Việc phân loại bệnh bạch cầu cấp dựa vào tốc độ gây hại và loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng:

  • Bạch cầu cấp tính hoặc mạn tính: bệnh bạch cầu cấp phát triển nhanh, khiến người bệnh cảm thấy mệt ngay lập tức. Ngược lại, bạch cầu mạn tính thìphát triển chậm và thường không có triệu chứng trong nhiều năm;
  • Bạch cầu dòng lympho hoặc dòng tủy: bệnh bạch cầu dòng lympho gây ảnh hưởng tế bào bạch cầu lympho. Bệnh bạch cầu dòng tủy gây ảnh hưởng các loại tế bào hạt, hồng cầu hoặc tiểu cầu.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bệnh bạch cầu còn được chia thành 4 loại:

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho: thường gặp ở trẻ em;
  • Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy: là loại bệnh bạch cầu thường gặp nhất;
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho;
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy.

Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp là do đâu?

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp, nhưng nghi ngờ bệnh có thể là do vài tế bào bạch cầu bị đột biến DNA. Một số thay đổi khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu cấp.

Những bất thường này khiến tế bào bất thường tăng trưởng, phân chia nhanh hơn và tiếp tục sống ngay cả khi các tế bào bình thường đã chết. Ngoài ra, những tế bào bất thường này còn lấn áp các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu bình thường, gây nên triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Theo thống kê y tế, có khoảng 21,000 ca mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và khoảng 6,000 ca bệnh bạch cầu cấp dòng lynpho mỗi năm.

Bệnh bạch cầu cấp có thể được kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Người bệnh cần tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa cấp:

  • Tiếp xúc trực tiếp với tia phóng xạ có cường độ cao;
  • Từng được hóa trị và xạ trị để điều trị bệnh ung thư trước đây;
  • Bất thường trong nhiễm sắc thể;
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại;
  • Tiền sử bệnh gia đình.
  • Đột biến gen (nhiễm sắc thể Philadenphia).

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng cho biết dấu hiệu giúp nhận biết bệnh bạch cầu cấp bao gồm:

  • Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là ban đêm;
  • Mệt mỏi và cảm thấy đuối sức mặc dù đã nghỉ ngơi;
  • Sụt cân;
  • Đau nhức xương;
  • Hạch lympho gây sưng nhưng không đau
  • Gan hoặc lách to;
  • Chấm đỏ trên da, gọi là xuất huyết;
  • Dễ chảy máu và bầm;
  • Sốt hoặc lạnh run;
  • Dễ nhiễm trùng.

Ở các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, bệnh bạch cầu cấp còn gây các triệu chứng tại đó: ung thư xâm lấn hệ thần kinh trung ương gây nhức đầu, buồn nôn và nôn ói, mất ý thức, mất trương lực cơ và động kinh.

Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp thường là mơ hồ và không đặc hiệu. Bạn sẽ dễ bỏ qua triệu chứng sớm của bệnh vì chúng rất giống với bệnh cúm và các bệnh thông thường khác. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa vì cơ địa mỗi người là khác nhau. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sực lựa chọn phương án can thiệp thích hợp nhất.

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh bạch cầu cấp?

Hóa trị: đây là biện pháp điều trị chính cho bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư;

Liệu pháp sinh học: giúp cho hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư;

Liệu pháp nhắm trúng đích: bác sĩ sẽ dùng thuốc để tiêu diệt những mục tiêu chuyên biệt dễ bị tổn thương trong tế bào ung thư;

Xạ trị: bác sĩ sẽ dùng tia X có mức năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Trong suốt quá trình điều trị xạ trị, người bệnh sẽ nằm trên một cái bàn trong khi đó một cái máy lớn sẽ di chuyển xung quanh, chiếu tia trực tiếp chính xác vào cơ thể của người bệnh. Nơi các tế bào ung thư tập trung sẽ nhận được nhiều tia hơn các vùng khác. Xạ trị có thể được áp dụng để chuẩn bị cho ghép tế bào gốc;

Ghép tế bào gốc: là phương pháp thay thế tủy xương lành cho tủy xương bị bệnh.