Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển chậm do thoái hoá neuron chất đen, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh.

Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển chậm do thoái hoá neuron
Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh tiến triển chậm do thoái hoá neuron 

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì bệnh Parkinson được James Parkinson mô tả đầu tiên năm 1917, được gọi là “liệt rung”. Đây là một rối loạn thần kinh tiến triển chậm do thoái hoá neuron chất đen, gây thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Tuổi khởi phát trung bình là 60 tuổi. Khởi phát sớm trước 40 tuổi chiếm 5-10% bệnh nhân bệnh Parkinson.

Chẩn đoán bệnh Parkinson

Có 4 triệu chứng điển hình: run, đơ cứng cơ, bất động và rối loạn phản xạ tư thế. Khởi đầu, các triệu chứng thường nhẹ và tiến triển từ từ.

  • Run: là triệu chứng xuất hiện sớm, xuất hiện 1 bên, thường khởi đầu ở ngón cái và ngón trỏ, theo thời gian lan xuống chân, qua bên đối diện. Trường hợp nặng run cả môi, lưỡi, cằm. Run xuất hiện rõ khi nghỉ, giảm khi vận động chủ ý hay khi duy trì tư thế và mất đi khi ngủ, tăng khi stress, lo lắng. Là triệu chứng dễ nhận biết nhất và ít gây tàn phế nhất.
  • Đơ cứng cơ là hiện tượng kháng lại với cử động thụ động, xảy ra ở cơ gập và cơ duỗi, thường xuyên và đồng nhất trong suốt toàn bộ cử động. Co cứng cơ thường xuyên khiến bệnh nhân cảm thấy nhức hay cứng, mỏi, yếu cơ. Triệu chứng thường gặp nữa là bất động, giảm động, chậm vận động.
  • Rối loạn phản xạ tư thế (mất ổn định tư thế), là triệu chứng xuất hiện sau và gây tàn phế. Bệnh nhân có tư thế nghiêng đầu và lưng ra trước, vai cong, gập nhẹ khớp háng, gối, khuỷu tay, áp cánh tay và gập đùi. Khi bắt đầu đi bộ, 2 chân như dán trên mặt đất, bước ngắn chậm, chúi người ra trước, kế đó bước nhanh, có thể đột ngột cứng lại, khi đang đi không ngừng lại được ngay hay xoay về 1 bên theo ý muốn. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp là: trầm cảm, sa sút tâm thần, rối loạn thực vật, tăng tiết tuyến bã nhờn, viêm tuyến bã nhờn.

Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson cần được khám và điều trị kịp thời

Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson cần được khám và điều trị kịp thời

Các tiêu chuẩn chẩn đoán Parkinson

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, tiêu chuẩn lâm sàng được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay để chẩn đoán bệnh Parkinson là tiêu chuẩn của Ngân hàng não bệnh Parkinson Anh quốc (UK PDS Brain Bank Criteria). Tiêu chuẩn của Ngân hàng não bệnh Parkinson Anh quốc (UK PDS Brain Bank Criteria):

  • Bước 1. Chẩn đoán hội chứng Parkinson. Bệnh nhân có các triệu chứng chậm vận động kèm ít nhất 1 trong các triệu chứng sau, đơ cứng cơ run khi nghỉ (4-6Hz), mất ổn định tư thế không liên quan rối loạn chức năng thị giác, tiểu não, tiền đình hay cảm giác sâu.
  • Bước 2.Các tiêu chuẩn loại trừ bệnh Parkinson. Bệnh nhân có tiền sử: đột quỵ tái diễn với diễn biến kiểu bậc thang, chấn thương đầu tái diễn, dùng thuốc làm giảm đau dopamine hay thuốc chống loạn thần, viêm não và/hay các cơn oculogyric mà không do dùng thuốc, có hơn một người thân trong gia đình mắc bệnh tương tự, không đáp ứng với liều cao levodopa (đã loại trừ do kém hấp thu)

Các triệu chứng thần kinh khác chúng ta dễ bắt gặp: liệt vận nhãn trên nhân, dấu hiệu tiểu não, rối loạn thần kinh tự trị nặng sớm, dấu Babinski, sa sút trí tuệ nặng sớm kèm rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ hay thực hành động tác. Do bệnh nhân tiếp xúc chất gây độc thần kinh. Nguyên nhân do u não hay não úng thủy thông thường trên khảo sát hình ảnh thần kinh

  • Bước 3. Các tiêu chuẩn hỗ trợ bệnh Parkinson.

Bệnh nhân sẽ có ít nhất 3 trong các đặc điểm sau để chẩn đoán xác định bệnh Parkinson: Bệnh khởi phát 1 bên, run khi nghỉ, có tính tiến triển và triệu chứng bất đối xứng kéo dài với bên khởi phát triệu chứng bị nặng hơn

Bệnh đáp ứng tốt với levodopa, đáp ứng với levodopa trong hơn 5 năm và diễn tiến lâm sàng trên 10 năm

Thang điểm đánh giá độ nặng bệnh parkinson theo hoehn và yahr

Chúng ta tham khảo cách phân loại dưới đây để đánh giá mức độ tình trạng bệnh nhân

  • Giai đoạn 1: chỉ có triệu chứng 1 bên.
  • Giai đoạn 2: xuất hiện triệu chứng 2 bên, còn phản xạ tư thế.
  • Giai đoạn 3: có triệu chứng 2 bên, rối loạn phản xạ tư thế nhưng còn khả năng di chuyển độc lập.
  • Giai đoạn 4: lúc này triệu chứng trầm trọng và đòi hỏi sự giúp đỡ.
  • Giai đoạn 5: giai đoạn cuối, nằm tại giường hay di chuyển trên xe lăn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc có thể hiểu thêm về bệnh parkinson và có biện pháp chủ động phòng bệnh một cách tốt nhất.

Huỳnh Bùi – tapchisuckhoe.edu.vn