Phòng chống bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ

Cùng với tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp là một trong các nhóm bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây tổn thương từ mũi, họng cho tới phế quản phổi hay viêm tai giữa…

Phòng chống bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ

Phòng chống bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ

Trẻ em thường bị nhiễm khuẩn hô hấp

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống hô hấp kể từ mũi họng, phế quản – phổi, màng phổi hay viêm tai.

Nhiễm khuẩn hô hấp là nhóm bệnh có tỷ lệ cao chiếm khoảng 30-50% tổng số các bệnh là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, viêm phổi là bệnh lý nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao.

Không những có tỷ lệ mắc cao mà tình trạng bệnh tái phát nhiều lần trên 1 cá thể cũng rất phổ biến. Trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp từ 3-5 lần. Bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe – tính mạng, sự phát triển của trẻ, đồng thời còn làm giảm ngày công lao động của người mẹ do phải nghỉ làm ở nhà chăm trẻ ốm.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp:

  • Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, các virus thường gặp: Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus á cúm, virus sởi, virus hạch adenovirus…
  • Vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp ở các nước đang phát triển, các vi khuẩn thường gặp: Hemophilus infuenzae, phế cầu, tụ cầu…

Ngoài ra nghiên cứu thống kê còn chỉ ra những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn, gồm có:

  • Trẻ đẻ non, trẻ đẻ ra có cần nặng thấp ( dưới 2500g), một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi lúc sinh có cân nặng thấp tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 2,64%, trong khi tỷ lệ này ở trẻ có cân nặng bình thường là 0,68%.
  • Suy dinh dưỡng là yếu tố khiến trẻ giảm đề kháng, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hơn.
  • Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ,
  • Không khí ô nhiễm, khói thuốc lá là một trong những yếu tố nguy hiểm do ảnh hưởng tới hàng rào bảo vệ đường hô hấp.
  • Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Ở việt nam, thời điểm mắc bệnh lý hô hấp nhiều nhất là thời điểm giao mùa.
  • Nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp… là điều kiện làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp hơn.

Nhiễm khuẩn hô hấp là nhóm bệnh có tỷ lệ cao chiểm khoảng 30-50%

Nhiễm khuẩn hô hấp là nhóm bệnh có tỷ lệ cao chiếm khoảng 30-50% 

Chăm sóc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, dựa vào vị trí giải phẫu, người ta phân đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Phân cách bởi thanh quản, nhiễm khuẩn xảy ra trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên  là bệnh lý hay gặp, thường nhẹ ví dụ như: Viêm mũi – họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho, cảm lạnh…

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường lạnh,bao gồm: Viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi.

Trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà có thể chăm sóc tại nhà hay cần đưa tới bệnh viện để điều trị. Với trẻ bệnh nhẹ chăm sóc tại nhà cần chú ý chăm sóc:

  • Cho trẻ bú mẹ, ăn uống theo lứa tuổi nhiều hơn bình thường, tăng cường dịch lỏng để bù lại lượng nước mất do sốt, nôn, tiêu chảy.
  • Giảm ho bằng các loại thuốc đông y không gây độc như: Quất hấp đường phèn, húng chanh, hoa hồng hấp đường phèn…
  • Làm sạch thông thoáng mũi cho trẻ.
  • Theo dõi sát nếu trẻ có các dấu hiệu như: Thở nhanh, khó thở, không uống nước được, trẻ mệt hơn thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn