phong-ngua-sau-rang-bang-thuc-don-dinh-duong-chuan

Phòng ngừa sâu răng bằng thực đơn dinh dưỡng chuẩn

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng rất thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng có rất nhiều thực phẩm giúp ngăn ngừa sâu răng và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam sau đây.

phong-ngua-sau-rang-bang-thuc-don-dinh-duong-chuan

Phòng ngừa sâu răng bằng thực đơn dinh dưỡng chuẩn

Hỏi: Thưa bác sĩ, thủ phạm gây nên sâu răng có phải là thực phẩm không ạ?

Trả lời:

Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại đường thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy, sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích làm giảm khả năng gây sâu răng. Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt… đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng làm cho các món ăn này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hỏi: Thưa bác sĩ, răng có bị ăn mòn không ạ?

Trả lời:

Các Bác sĩ đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, sự ăn mòn răng là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Các acid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm acid citric, acid phospholic, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid carbonic được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và nước ép trái cây, đồ uống có ga và dấm. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga (kể cả đồ uống thể thao), dưa chua (có dấm), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng cũng làm tăng nguy cơ ăn mòn răng.

Hỏi: Thưa bác sĩ, những loại thực phẩm nào có thể giúp hạn chế sâu răng ạ?

Trả lời:

Theo khuyến cáo mức tiêu thụ đường tự do < 10kg/người/năm (trung bình khoảng 500g/người/tháng) giảm đáng kể tỉ lệ sâu răng. Hiện nay, các chất ngọt không phải đường được dùng thay thế ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp bánh kẹo và thức uống giải khát, cả trong kẹo cao su…

Dùng nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D như sữa, rau lá xanh, cá, phomat, hạt đậu khô… giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi. Mặc dù ở nước ta, thói quen ăn phomat chưa phổ biến nhưng đây là nguồn giàu chất canxi, khi ăn phomat, canxi được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức.

phong-ngua-sau-rang-bang-thuc-don-dinh-duong-chuan

Những loại thực phẩm nào có thể giúp hạn chế sâu răng

Tinh bột theo nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/nhiều đường lại có mức sâu răng cao. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng 1/3 hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của đường saccarose.

Thức ăn chứa tinh bột trắng (bột loại bỏ nhiều lớp vỏ bám bên ngoài của hạt ngũ cốc) thì làm cho đường và acid bám chắc vào răng. Vì thế, trong bữa ăn hàng ngày, ta nên xen kẽ các thức ăn tinh, thô với các thức ăn có nhiều chất xơ (xenlulose) sẽ làm cho răng chắc khoẻ và làm sạch răng.

Rau củ quả: Ăn những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kích thích tiết nước bọt, làm sạch răng và góp phần tái khoáng hóa men răng, ngăn ngừa sâu răng. Ăn những loại thực phẩm không gây hại cho răng như dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, dưa gang… giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi, chỉ nên ăn 200g/bữa, nếu ăn nhiều sẽ gây táo bón, khi ăn nên nhai kỹ.

Loại thực phẩm không tốt cho răng như chuối, chà là, nho, cà chua, quả vả, sung, táo ngọt, quả lựu, cam, quýt, me chua… do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng không nên đoạn tuyệt vì chúng cũng có nhiều yếu tố có lợi cho răng miệng như làm sạch và chứa florua.

Hỏi: Thưa bác sĩ, ngoài chế độ ăn ra thì cần làm gì để phòng ngừa sâu răng ạ?

Trả lời:

Nếu bạn muốn răng không sâu thì cần tuân thủ quy trình sau vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ:

Đánh răng ít nhất 2 phút mỗi lần và ít nhất 2 lần mỗi ngày. Chải kỹ bề mặt răng, đặc biệt là các răng bên trong cùng.

Đôi khi đánh răng không thể hiệu quả như dùng chỉ nha khoa. Bởi chỉ nha khoa sẽ lấy sạch tất cả các thức ăn còn giắt lại sâu trong các kẽ răng.

Dùng nước súc miệng vì bất kỳ loại nước súc miệng nào cũng có tác dụng diệt khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau đánh răng.

Nên chải răng sạch sau mỗi bữa ăn nhưng không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây xong. Lúc này, lớp men răng sẽ mềm hơn dưới tác dụng của acid hữu cơ trong rau và trái cây, bàn chải sẽ làm mài mòn men răng, vì thế, nên đợi khoảng 30 phút, nước bọt sẽ phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi mới làm sạch chúng bằng bàn chải.