Rối loạn nhân cách Schizotypal là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách Schizotypal có nhiều nét tương đồng với tâm thần phân liệt trong biểu hiện lâm sàng. Các hành vi kỳ lạ, hành động không thích hợp xã hội, có những niềm tin không thể giải thích…

Rối loạn nhân cách Schizotypal là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách Schizotypal là bệnh gì?

Dưới đây là thông tin chi tiết về bệnh này mà các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu.

Định nghĩa

Rối loạn nhân cách Schizotypal là bệnh tâm thần, thể hiện những phản ứng tâm lý và hoạt động tinh thần bất thường; với đặc trưng nhân cách có những biểu hiện lập dị, có rất ít hoặc không có các mối quan hệ gần gũi, xu hướng cô độc. Nguyên nhân bởi các bệnh nhân thường không biết cách tạo dựng, duy trì các mối quan hệ hình thức, họ thường có xu hướng không biết xử trí các vấn đề mà mối quan hệ đem lại. Bệnh nhân lo lắng nghiêm trọng và có những hành vi lập dị, không phù hợp thực tại, không phổ biến và bởi vậy càng ngày càng tách rời khỏi xã hội.

Bác sĩ tư vấn: Rối loạn nhân cách Schizotypal có nhiều nét tương đồng với tâm thần phân liệt trong biểu hiện lâm sàng. Các hành vi kỳ lạ, hành động không thích hợp xã hội, có những niềm tin không thể giải thích…là triệu chứng chung có thể gặp ở cả hai nhóm bệnh. Tuy vậy, trong bệnh Schizotypal không có hoang tưởng ảo giác như tâm thần phân liệt. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng kể trên thường là do bệnh nhân không biết cách xử trí các mối quan hệ xã hội gây ra.

Triệu chứng lâm sàng

Thông thường, rối loạn nhân cách Schizotypal thể cổ điển sẽ khiến bệnh nhân trở thành người cô đơn trong xã hội. Bệnh nhân có đặc trưng là sự lo lắng thái quá trong các tình huống giao tiếp với xã hội, và thường đổ lỗi cho thất bại giao tiếp này cho những người khác. Đôi khi, chính bản thân bệnh nhân nghĩ mình là người ngoài hành tinh, người vô gia cư – những người không hề thuộc về xã hội này. Sự cô lập này do tự bản thân bệnh nhân trốn tránh các mối quan hệ với thế giới thật.

Đôi khi khó phân biệt trên lâm sàng người bệnh tâm thần phân liệt và người mắc rối loạn Schizotypal. Bản thân bệnh nhân rối loạn nhân cách Schizotypal thường có thể nói huyên thuyên kỳ quặc, không phù hợp thực tại trong các cuộc trò chuyện. Họ có cách nhìn nhận thế giới khác biệt và có thể có phong cách ăn mặc không giống ai. Thường thì bệnh nhân có những ý tưởng khác thường và tin vào chúng. Thậm chí họ tin họ có thể can thiệp một cách đặc biệt vào suy nghĩ, hành động và cảm xúc.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng

Với những đặc điểm trên, triệu chứng điển hình nhất của rối loạn nhân cách Schizotypal, bao gồm:

– Không nhận thức đúng về các sự kiện bên ngoài.

– Có suy nghĩ, hành vi hoặc niềm tin đặc biệt.

– Tin rằng mình có khả năng đặc biệt, ví dụ thần giao cách cảm.

– Cách thức nhận thức thế giới thay đổi, đôi khi trở thành ảo tưởng (ví dụ cảm giác đau ảo).

–  Không rõ nguyên nhân bài phát biểu hoặc có xu hướng đi quá giới hạn hoặc nói quá mơ hồ.

– Nghi ngờ quá nhiều, thậm chí hoang tưởng.

– Cảm xúc nghèo nàn hoặc không phù hợp thực tại.

– Ít thân thiết và tình cảm với người thân trong gia đình.

– Liên tục cảm thấy lo âu xã hội và không thay đổi theo thời gian.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng rối loạn Schizotypal vẫn có những điểm khác biệt với tâm thần phân liệt. Đầu tiên và ảo giác hoặc hoang tưởng thường ít xuất hiện, tần suất thấp hơn hẳn loạn thần trong tâm thần phân liệt. Thứ hai đó là bệnh nhân rối loạn nhân cách Schizotypal vẫn có thể nhận thức được sự khác biệt giữa các ý tưởng méo mó của họ với thực tại. Trong khi bệnh nhân tâm thần phân liệt hoàn toàn sống trong các ảo giác và hoang tưởng của bản thân, tách rời thực tại.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bởi vì nhân cách nói chung có xu hướng cố định và khó thay đổi hơn theo độ tuổi tăng dần. Vì vậy việc điều trị các chứng rối loạn nhân cách nói chung cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân rối loạn nhân cách Schizotypal có khả năng nhận được sự giúp đỡ từ người thân, gia đình, bạn bè. Khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ, các bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho bệnh nhân từ một  bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn