Nước muối sinh lý là một loại dung dịch để vệ sinh hết sức quen thuộc. Tuy nhiên lạm dụng nước muối sinh lý sẽ không tốt cho trẻ, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
- Lý do đi tiểu buốt và mẹo cực hay chữa chứng tiểu buốt
- Ý nghĩa các xét nghiệm viêm gan B
- Cao răng và những điều nên biết
Tác hại từ việc lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ em
Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Nước muối sinh lý dùng để làm gì?
Nước muối sinh lý bản chất là dung dịch natri clorua với nồng độ 0.9% với điều kiện đảm bảo vô khuẩn. Gọi là nước muối sinh lý vì nó có nồng độ và áp suất thẩm thấu gần giống với môi trường sinh lý bên trong cơ thể. Nước muối sinh lý thường được dùng để rửa vết thương, vệ sinh mũi, họng, mắt,cung cấp và bổ sung nước, điện giải cho cơ thể
Tác hại nếu lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ
Bác sĩ tư vấn: Nước muối sinh lý được dùng trong các trường hợp trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp. Khi trẻ bị cúm, hoặc viêm nhiễm đường hầu họng, chất nhầy được tăng tiết, chất nhầy đục quánh không được đưa ra ngoài gây bít tắc đường hô hấp. Ở trẻ nhỏ, đường thở hẹp, trẻ có biểu hiện sổ mũi, khò khè có thể nhanh chóng tiến đến ho đờm, khó thở, sốt. Lúc này, việc sử dụng nước muối sinh lý vừa có tác dụng khai thông đường thở, vừa có tác dụng đưa các chất bẩn, virus, vi khuẩn ra ngoài để đảm bảo thông thoáng đường thở cho trẻ. Trong trường hợp trẻ đi chơi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý góp phần loại bỏ bụi bẩn đường hô hấp. Tuy nhiên lạm dụng nước muối sinh lý hoặc sử dụng không đúng cách đều mang lại kết quả không tốt cho trẻ. Bình thường, trong các khoang mũi họng, lớp niêm mạc luôn tiết ra chất nhầy để làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí trước khi đưa xuống phổi. Bụi bẩn hay vi khuẩn bị lớp chất nhầy giữ lại sẽ được đưa ra ngoài theo con đường tự nhiên. Trong lớp chất nhầy này cũng có các men tiêu huỷ tế bào để tiêu diệt các vi khuẩn, phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể. Nếu dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên sẽ làm mất phản xạ tiết chất nhầy của mũi cũng như làm mất chức năng của chất nhầy, khô mũi, rát mũi, thậm chí gây viêm mạn tính. Nếu dừng sử dụng rửa mũi đột ngột sẽ làm lớp niêm mạc giảm độ ẩm, khô rát, dễ kích ứng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, việc sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày tạo cảm giác trẻ luôn bị bệnh, cùng với việc rửa sai tư thế khiến trẻ bị đau, chảy máu.
Tác hại nếu lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ
Kỹ thuật rửa mũi cho trẻ đúng cách
Để phát huy tác dụng của nước muối sinh lý, cha mẹ có thể lựa chọn các dạng thiết kế phù hợp. Với trẻ đã biết nói, cha mẹ nên giải thích kỹ lưỡng và kêu gọi sự hợp tác từ trẻ. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ cần hướng dẫn và khuyến khích trẻ tự làm. Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ cần thực hiện theo bước, độc lập, dứt khoát để tránh làm trẻ ho sặc, gây sợ hãi cho trẻ hoặc quấy khóc. Khi rửa mũi cho trẻ, cần đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng cứng, để đầu thấp, mông cao, đặt một tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc trẻ giãy giụa, bên dưới lót khăn, gạc để thấm. Đưa vòi bơm nước muối sinh lý vào cạnh bên cánh mũi của lỗ mũi phía trên, đợi nước chảy ra từ mũi bên dưới. Khi đưa nước muối vào cần bóp nhanh nhưng không quá mạnh. Rửa mũi vài lần tuỳ thuộc vào tình trạng của trẻ. Lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng sạch mũi, miệng trẻ, trấn an trẻ và làm tương tự với bên còn lại. Nếu dịch mũi quá đặc, không thể trôi ra theo nước có thể dùng dụng cụ hút mũi. Khi dùng dụng cụ cần thao tác nhẹ nhàng, thận trọng.
Khi bơm rửa mũi cho trẻ chỉ cần rửa cho đến khi nước rửa chảy màu trong, không còn dịch mũi nhầy, rửa 3-5 lần/ngày. Không dùng xi lanh rửa mũi cho bé do có thể làm trầy xước niêm mạc mũi của trẻ. Khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn