Tắc ruột ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Tắc ruột là sự dừng lại của thức ăn hoặc dịch ruột trong ruột, chúng không di chuyển dẫn tới sự ứ đọng nghiêm trọng. Nó có thể dẫn tới hoại tử ruột, thạm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Ở trẻ sơ sinh thì tình trạng này rất dễ xảy ra và nguy nhiểm, các bà mẹ nên có nhận thức đứng đắn về vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc ruột

Tình trạng tắc ruột có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với các nguyên nhân khác nhau. Ở trẻ nhỏ thông thường tắc ruột do lồng ruột gây ra, lúc này sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như:

– Khi các khúc ruột đột ngột bị lồng vào nhau sẽ gây ra đau bụng dư dội, trẻ thường khóc to, thu đầu gối về phía ngực. Các cơn đau lồng ruột thường lặp đi lặp lại và kéo dài, mỗi lần đau khéo dài khoảng 15 đến 20 phút. Tuy nhiên các cơn đau sẽ càng ngày trở nên thường xuyên hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như: trẻ đi đại tiện phân có lẫn máu và chất nhầy, sau đó chuyển hẳn sang tiêu chảy; xảy tình trạng nôn ói dữ dội, sốt cao có thể kèm co giật; bụng có nổi một gợn như có khối u; sự mệt mỏi làm trẻ ngủ li bì… Một vài trường hợp trẻ bị tắc ruột chỉ bị đau mà không kèm theo các dấu hiệu khác nên rất khó phát hiện.

Nguyên nhân làm trẻ bị tắc ruột

Bác sĩ tư vấn: Trẻ em bị tắc ruột chủ yếu là do lồng ruột gây ra, đoạn ruột sau rượt vào trong đoạn trước nó gây ra sự tắc nghẽn dòng thức ăn trong ruột. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gay ra tắc ruột cho trẻ như: sự tăng trưởng bất thường của ruột làm cho các đoạn ruột lộn vào nhau; một khối u xuất hiện ở ruột; dính thành ruột; cũng có thể do bất thường trong các cử động nhu động của ruột gây ra.

Nguyên nhân làm trẻ bị tắc ruột

Nguyên nhân làm trẻ bị tắc ruột

Ngoài ra tắc ruột còn có thể do các bệnh lý tiêu hóa khác như: bệnh Crohn, thoát vị, viêm túi thừa, viêm ruột, nhiễm khuẩn, xoắn đại tràng, táo bón lâu ngày…

Cách xử lý khi trẻ bị tắc ruột

Khi trẻ xuất hiện những bất thường như: khóc, đau dữ dội, phân lẫn máu, sốt cao… thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và tiến hành cấp cứu, điều này hạn chế đưa trẻ vào trạng thái nguy hiểm tính mạng như: mất nước, sốc, viêm nhiễm, chảy máu trong, hoại tử ruột do mất máu.

Khi được xác định bị tắc ruột, trẻ sẽ được tiến hành truyền dịch, đặt ống thông để giải nén cho ruột qua đường mũi. Sau đó, tiến hành gỡ lồng ruột bằng branium hoặc khí. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên vì có thể sẽ tái phát tắc ruột. Trong trường hợp không thể gỡ lồng ruột bằng branium hoặc khí. Thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này đạt hiệu quả cao và thường được dùng nhiều ở trẻ em bị tắc ruột cấp tính, cũng có thể sẽ phải cắt bỏ đoạn ruột đó nếu như đã bị hoại tử.

Để hạn chế gây ra tắc ruột trở lại ở trẻ thì cha mẹ cũng cần thay đổi một số chế độ sinh hoạt cho phù hợp như:

– Cho trẻ ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ, ăn ít chất sơ, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt.

– Tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, nhiều chất béo do những thực phẩm này rất khó tiêu hóa, những loại thực phẩm có thể gây chướng bụng, đầu hơi cũng cần hạn chế như: rau cải, đậu, nước có ga…

Cách xử lý khi trẻ bị tắc ruột

 

Cách xử lý khi trẻ bị tắc ruột

– Bổ sung nước cho cơ thể, tránh mất nước do tiêu chảy quá lâu, có thể uống các loại nước quả thay nước.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn