Tim đập nhanh sau ăn và cách khắc phục

Nhiều người có thể gặp chứng tim đập nhanh sau ăn thậm chí vài giờ. Bạn nên lưu ý tình trạng này và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Tim đập nhanh sau ăn và cách khắc phục

Tim đập nhanh sau ăn và cách khắc phục

Tim của chúng ta thường đập nhanh hơn sau mỗi bữa ăn giàu năng lượng, đặc biệt có chứa caffein. Nhưng khi thức ăn đã được tiêu hóa hết, tim sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nếu tim bạn vẫn đập nhanh sau bữa ăn vài giờ bạn nên cân nhắc thăm khám với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh sau khi ăn

  • Tim đập nhanh sau ăn là phản ứng tự nhiên của cơ thể vì sau khi ăn cần một lượng lớn máu đến vùng dạ dày và ruột phục vụ cho tiến trình tiêu hóa. Nếu tim không bơm đủ máu cơ thể sẽ khó hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
  • Ăn quá nhiều: bữa ăn quá tải với cơ thể cũng khiến nhịp tim tăng nhanh do cần lượng máu lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Khi đó trái tim phải đập rất mạnh để cung cấp lượng máu lớn. Nhưng tim chỉ đập mạnh vào khoảng 30-40 phút hoặc 1 giờ sau bữa ăn.

Trong nhiều trường hợp nhịp tim nhanh hơn bình thường sau khi ăn cũng là phản ứng tự nhiên nếu:

  • Bữa ăn chứa chất kích thích, phổ biến nhất là bia, rượu, caffein.
  • Chất phụ gia thực phẩm như aspartame, benzoat, sulfites, chất bảo quản thực phẩm như paraben , butylated hydroxytoluence, nitrat,…
  • Bữa ăn giàu muối
  • Bạn đang sử dụng thuốc. Một số loại thuốc kèm trong bữa ăn gây tăng nhịp tim như pseudoephedrine, thuốc tuyến giáp, thuốc bổ phế,…
  • Bữa ăn giàu calo rỗng hoặc nhiều đường làm tăng nhịp tim quá mwacs. Do cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường, tuyến tụy tăng bài tiết insulin gây hạ đường huyết từ đó cơ thể tăng giải phóng adrenalin làm tim đập nhanh hơn.
  • Trong khi ăn nhưng bạn lo lắng, căng thẳng cũng khiến tim đập nhanh, sau ăn hoạt động quá mạnh cũng gây nhịp tim tăng.
  • Dị ứng: nếu bạn bị dị ứng cũng có thể làm tăng nhịp tim sau bữa ăn.
  • Bữa ăn quá thịnh soạn khiến cơ thể phải cung cấp lượng máu lớn để tiêu hóa thức ăn là nguyên nhân khiến tim đập nhanh.

Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh sau khi ăn

Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh sau khi ăn

Khi nào tim đập nhanh là hiện tượng đáng lo ngại?

  • Tình trạng tim đập nhanh diễn ra liên tục và thường xuyên, tim đập nhanh không chỉ sau khi ăn cần sớm đi thăm khám và điều trị bới bác sĩ chueyen khoa tim mạch. Nếu bệnh nhân bị triệu chứng tim đập nhanh kèm theo khó thở, mồ hôi đổ nhiều, lú lẫn, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí choáng, ngất, đau tức ngực hoặc căng tức ngực, đau lưng, đau cổ, đau tay,… cần sớm đi khám bệnh vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.
  • Bệnh nhân có thể gặp chúng thiếu máu, mất nước, giảm CO2 trong máu, giảm O2 trong máu, cường giáp, sốc, hạ đường huyết, hạ Kali huyết,… cũng gây tình trạng tim đập nhanh
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hoặc được chẩn đoán mắc các bệnh tim mạch cũng mắc triệu chứng nhịp tim tăng cao.

Lời khuyên của chuyên gia

Bác sĩ tư vấn: Nếu trường hợp tim đập nhanh là phản ứng tự nhiên sau khi ăn bạn không cần lo lắng nhưng bạn cũng có thể cải thiện chúng bằng cách:

Lời khuyên của chuyên gia

Lời khuyên của chuyên gia

  • Hạn chế những loại thực phẩm khiến tim đập nhanh hơn, nhai kỹ trước khi nuốt. Theo một số chuyên gia khuyên rằng mỗi miếng thức ăn bạn nên nhai từ 30-50 lần trước khi nuốt xuống dạ dày. Không ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa v à tim mạch. Chia thành bữa nhỏ cũng giảm chứng đầy bụng.
  • Sau khi ăn xong không nên nằm ngay, vận động mạnh,… cần ngồi nghỉ ngơi giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và tim cũng giảm triệu chứng đập nhanh hơn.
  • Nếu bạn thường xuyên bị căng thằng bạn có thể tìm đến các bài tập yoga, thiền hoặc hít sâu, thở đều để giảm tình trạng tim đập nhanh.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn