Tìm hiểu chứng bệnh mất ngủ ở người già

Người già thường mất ngủ và trằn trọc cả đêm, vậy cần tìm hiểu đâu nguyên nhân và cách điều trị bệnh mất ngủ ở người già từ các giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn.

Mất ngủ thường gặp ở người cao tuổi

Mất ngủ thường gặp ở người cao tuổi

Theo giảng viên đang giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn mất ngủ là một hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi và trở thành mối trăn trở không chỉ bản thân họ và cả cho con cháu trong gia đình. người bệnh và thầy thuốc cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: Giảm hoạt động vận động ngoài trời, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức , thay đổi đồng hồ sinh học, giảm chức năng tái tạo lại cơ quan khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh mắc kèm (Alizemer, tim mạch, nhiễm khuẩn hô hấp trên dưới, đau cơ xương khớp, trầm cảm…). Tóm lại, các lí do gây mất ngủ ở người cao tuổi có thể phân thành 4 nhóm chính :

  • Rối loạn giấc ngủ tiên phát: chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) có thể nói là phổ biến và nguy hiểm nhất hoặc rối loạn giấc mơ, giấc ngủ gây mộng du, rối loạn cử động tay chân gây thức giấc.
  • Rối loạn giấc ngủ thứ phát: điển hình là chứng đau do các bệnh lý cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…) gây ra. Đau tăng lên lúc nửa đêm cho đến sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và tất nhiên sau đó sẽ dở giấc rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây cơn đau ở ngực, tiểu đêm do cục u xơ ở tuyến tiền liệt hay đái tháo đường gây khát nhiều , tiểu nhiều. Ban đêm lọ mọ thức dậy uống nước rồi vài lần đi tiểu là coi như các cụ sẽ mất ngủ nguyên đêm đó. Các dấu hiệu khó thở cũng là một nguyên nhân, có thể do suy tim, viêm phế quản, hen, đặc biệt ở người cao tuổi những bệnh lý này diễn biến thường xuyên và trầm trọng hơn.
  • Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố liên quan rất lớn đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân sẽ khó bắt đầu giấc ngủ hoặc bị sớm thức giấc, hay có biểu hiện ngủ ngày. Những thời điểm bị kích động tâm lý thường bị khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các thay đổi tâm tưởng tiêu cực khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (lo lắng về con cháu,về kinh tế, nhiều khi là lo lắng về những điều không có thật, lúc này tâm thần đã bị ảnh hưởng trầm trọng.
  • Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa… Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày mà lại rất tỉnh táo vào ban đêm, nếu sử dụng thuốc an thần tác động lên thần kinh trung ương thì cần được bác sĩ chỉ định về liều lượng và tư vấn thời gian dùng thuốc

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Cách khắc phục bệnh mất ngủ ở người già

Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (đặc biệt là với trường hợp mất ngủ do rối loạn sang chấn tâm lý kéo dài) hạn chế các yếu tố gây mất ngủ. Bác sĩ tư vấn Cụ thể cách khắc phục bệnh mất ngủ ở người già như sau:

  • Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (chú ý không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), nên thư giãn đúng cách hợp lí để có cảm giác thư thái, khoan thai cả về thể chất lẫn tinh thần. Lưu ý không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Tuyệt đối không ngủ ngày quá nhiều. Nếu buồn ngủ nhiều ban ngày hãy đưa bản thân môi trường làm việc, sinh hoạt có đủ ánh sáng và sự kích thích để quên đi cảm giác buồn ngủ.
  • Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ cộng hưởng đầy đủ các yếu tố thuận lợi về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi.
  • Tránh sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ, ngay cả khi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ vì nó sẽ tạo áp lực cho giấc ngủ của bạn, hơn lúc nào khác giấc ngủ cần sự thư giãn thư thái.
  • Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng tuyệt đối đừng bao giờ lảng tránh vấn đề. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm mạnh trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và thoải mái tinh thần cho giấc ngủ. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, hoặc ngâm chân thư giãn giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
  • Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu. Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:

Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn