Tìm hiểu thông tin về bệnh lồng ruột ở trẻ em

Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Nếu cứ để vậy không chạy chữa thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời có thể dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu thông tin về bệnh lồng ruột ở trẻ em

Tìm hiểu thông tin về bệnh lồng ruột ở trẻ em

Vì vậy, khi gặp một triệu chứng như: Đau bụng, nôn mửa, sắc mặt tái nhợt, sốt nhẹ, phân của bé có lẫn máu. Đây có thể do bệnh lồng ruột gây ra. Vậy bệnh lồng ruột ở trẻ có những dấu hiệu cơ bản và cách điều trị như thế nào?

Nhận biết trẻ bị lồng ruột sớm hạn chế nguy hiểm

Lồng ruột ở trẻ là căn bệnh ít khi gặp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc phải. Khi trẻ bị lồng ruột thường có một số triệu chứng cụ thể như:

  • Cơn đau bụng sẽ càng ngày càng nặng hơn.
  • Bé la hét và khóc to hơn thường co chân hoặc uốn cong mình mỗi khi cơn đau xuất hiện.
  • Trẻ có thể bị nôn.
  • Khoảng một nửa số trẻ đi ngoài ra phân nhầy, có máu.
  • Trẻ vã mồ hôi và mệt lả.
  • Sau khoảng một vài giờ, trẻ có thể có dấu hiệu mất nước với biểu hiện như mắt trũng sâu, miệng khô và dính, tã bỉm không có dấu hiệu ướt.
  • Nếu tình trạng này tiếp diễn mãi dạ dày của trẻ có thể trở nên cứng và sưng phồng lên. Chúng ta có thể cảm nhận thấy một khối có hình dài ở phần bụng giữa phía trên hay bên phải.
  • Càng được chẩn đoán sớm việc điều trị càng có hiệu quả cao.

Nhận biết trẻ bị lồng ruột sớm hạn chế nguy hiểm

Nhận biết trẻ bị lồng ruột sớm hạn chế nguy hiểm

Trẻ em dưới 1 tuổi thường hay mắc bệnh lồng ruột

Lồng ruột là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo các thống kê cho thấy có tới 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.

Bệnh lồng ruột là căn bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Căn bệnh này có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các phần bị ảnh hưởng của ruột, mô thiếu máu của thành ruột dẫn đến chết. Mô chết có thể dẫn đến lỗ thủng trong thành ruột,

Tránh nhầm lẫn đau quặn bụng và bệnh lồng ruột ở trẻ

Bác sĩ tư vấn: Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau bụng ở trẻ, không phải trường hợp nào khi thấy trẻ đau quặn bụng cũng khẳng định trẻ bị chứng lồng ruột. Chính vì vậy, cần phân biệt rõ chứng đau quặn bụng và bệnh lồng ruột

Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 4 – 6 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đau bụng quặn ở trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ

Biểu hiện:

  • Cơn đau bụng quặn thường xảy ra vào buổi chiều hoặc buổi tối, đầy hơi chướng bụng.
  • Bé có biểu hiện bắt đầu co chân về phía bụng hoặc đá thẳng chân ra để cố gắng làm giảm đau
  • Bé khóc to, thường khóc nhiều hơn 3 tiếng/ ngày và hơn 3 ngày/ tuần
  • Hiện tượng bé bị lồng ruột
  • Lồng ruột thường xảy ra ở các bé khỏe mạnh, bụ bẫm, ham ăn, và hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 4 – 9 tháng đầu đời.

Tránh nhầm lẫn đau quặn bụng và bệnh lồng ruột ở trẻ

Tránh nhầm lẫn đau quặn bụng và bệnh lồng ruột ở trẻ

Biểu hiện:

  • Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn.
  • Lúc đau bé thường ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10 – 15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi khóc tiếp.
  • Khi khóc mặt bé thường trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.
  • Sau đó bé có thể bị nôn, nhìn ở bụng trẻ thường có một cục nổi lên dài.

Cách xử lý dành cho mẹ khi trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng nói trên,thì cần đến bác sĩ khám sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm.

Nếu bị lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, nghĩa là bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.

Lồng ruột là một dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có diễn biến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để sớm phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn