Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da cấp, bán cấp nhưng thường tiến triển mạn tính, bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý hay tái phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh.

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, bệnh viêm da cơ địa chiếm 15-20% xảy ra ở trẻ em, khoảng 1-3 % ở người lớn. Đa số bệnh khởi phát trước 6 tháng tuổi (60-75 %), 80-90%bệnh nhân khởi phát bệnh trong vòng  5 năm đầu, 70- 90 % lui bệnh khi đến tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Yếu tố môi trường đóng vai trò là động lực làm bệnh khởi phát và tiến triển:

  • Ô nhiễm môi trường
  • Các dị nguyên : bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình…
  • Bệnh cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu.

Yếu tố di truyền: bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh.

Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm da cơ địa

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, triệu chứng lâm sàng bệnh viêm da cơ địa thay đổi theo tuổi:

  • Trẻ dưới 2 tuổi : lứa tuổi này tỉ lệ mắc bệnh chiếm đa số. Hồng ban thường xuất hiện ở da đầu và má, các mặt duỗi ở chi, hồng ban mọc có xu hướng đối xứng và thường kèm theo mụn nước có rỉ dịch. Trẻ bị ngứa nên chà xát và cào gãi liên tục có thể gây nhiễm trùng da. Tình trạng ngứa tăng lên cản trở giấc ngủ khiến trẻ quấy khóc.
  • Những vị trí thường bị viêm da cơ địa nhất là 2 má, có thể xuất hiện ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi, trẻ biết bò tổn thương có thể xuất hiện ở đầu gối, tuy nhiên chưa phát hiện thấy tổn thương ở vú
  • Các biểu hiện khác của viêm da cơ địa
  • Khô da: do tăng mất nước qua biểu bì.
  • Dày da lòng bàn tay, bàn chân, dày sừng nang lông, lông mi thưa.
  • Viêm môi bong vảy.
  • Dấu hiệu ở mắt, quanh mắt: mi mắt dưới có thể có 2 nếp gấp, tăng sắc tố quanh mắt, viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi, có thể có đục thuỷ tinh thể.
  • Chứng da vẽ nổi trắng

Viêm da cơ địa gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh

Viêm da cơ địa gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh

Phòng bệnh viêm da cơ địa như thế nào cho hiệu quả?

Để phòng ngừa tái phát bệnh người bệnh cần:

  • Giáo dục người bệnh, người nhà người bệnh kiến thức về bệnh, yếu tố khởi động, quan điểm điều trị, lợi ích và nguy cơ.
  • Giảm các yếu tố khởi phát: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng.
  • Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
  • Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần.
  • Giữ độ ẩm không khí trong phòng
  • Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh sởi cũng như cách phòng bệnh bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.

Lê Dung – tapchisuckhoe.edu.vn