Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nấm miệng (Oral Thrush)

Nấm miệng gây các vết tổn thương màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc mặt trong má. Các tổn thương do nấm thường gây khó chịu, đau đớn, đôi khi chảy máu…và các bệnh nguy hiểm khác.

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nấm miệng (Oral Thrush)

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nấm miệng (Oral Thrush)

Dưới đây là thông tin mà các bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng.

Nấm miệng là bệnh gì?

Nấm miệng là một tình trạng bệnh khi mà các loại nấm Candida albicans phát triển trên niêm mạc khoang miệng.

Nấm miệng gây các vết tổn thương màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc mặt trong má. Các tổn thương do nấm thường gây khó chịu, đau đớn, đôi khi chảy máu khi bạn cố cạo chúng. Một số trường hợp, nấm có thể bội nhiễm lan sang nhiều vùng: vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.

Nấm C.albicans gây nấm miệng có thể ký sinh ở bất cứ ai. Thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ và những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid dạng hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch.

Triệu chứng do nấm miệng gây ra

  • Trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú

Nấm miệng ở trẻ nhỏ tạo thành những tổn dạng mảng trắng bên trong khoang miệng. Những tổn thương này có thể gây đau dẫn đến trẻ sơ sinh biểu hiện khó chịu và cáu kỉnh đặc biệt trong lúc ăn uống. Nấm candida cũng có thể lây nhiễm từ miệng của em bé qua lại với vú mẹ trong thời gian cho con bú. Nhiễm candida vùng vú có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

+ Chuyển màu đỏ bất thường, núm vú ngứa và trở nên nhạy cảm.

+ Quầng vú bóng, có thể bong da.

+ Những cơn đau đâm sâu, đau bất thường khi cho con bú.

  • Đối với trẻ em và người lớn

Thông thường, các triệu chứng của nấm miệng xuất hiện và phát triển đột ngột, thường ít có tiền triệu. Các triệu chứng có thể tồn tại trong một thời gian dài; có thể kể đến gồm:

+ Tổn thương dạng kem trắng trên tưa lưỡi, vùng bên trong má có thể lan ra vòm miệng, lợi và amiđan. Những tổn thương này có thể có hình giống pho mát cottage.

+ Đau/ chảy máu nếu tổn thương cọ xát hoặc cạo.

+ Nứt ở góc miệng, có thể chảy máu.

+ Mất/giảm vị giác. Có thể kèm theo cảm giác bông trong miệng.

Triệu chứng do nấm miệng gây ra

Triệu chứng do nấm miệng gây ra

Một số trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống vào thực quản (Candida thực quản); gây ra khó nuốt hoặc cảm giác nghẹn trong cổ họng.

Cần gặp bác sĩ tư vấn hoặc nha sĩ ngay khi phát hiện các tổn thương đặc trưng của nấm miệng như: tổn thương dạng kem trắng, đau chảy máu, mất vị giác…

Nguyên nhân gây ra nấm miệng?

Khi hệ thống miễn dịch bị yếu đi vì bệnh hoặc các loại thuốc như prednisone, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Candida albicans phát triển, gây ra nhiễm trùng candida trong đó có nấm miệng. Một trường hợp khác là khi sử dụng kháng sinh làm rối loạn sự cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, khi vi khuẩn bị ức chế cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Những bệnh có thể tạo điều kiện thuận lợi gây bệnh nấm miệng:

  1. HIV / AIDS

HIV (human immunodeficiency virus) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). AIDS phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, tạo điều kiện gây ra nhiều bệnh nhiễm trung cơ hội. Sự lặp đi lặp lại bệnh nấm miệng có thể là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng cơ hội gây ra do HIV.

  1. Ung thư

Ung thư có thể gây ra hiện tượng suy kiệt toàn bộ cơ thể. Hệ thống miễn dịch có thể bị ảnh hưởng từ bản thân bệnh lý ung thư và từ các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ. Đây là tiền đề làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida miệng cũng như các bệnh lí nhiễm khuẩn khác.

Nguyên nhân gây ra nấm miệng?

Nguyên nhân gây ra nấm miệng?

  1. Đái tháo đường

Kiểm soát đường huyết không tốt có thể gây ra hiện tượng nước bọt chứa một lượng lớn đường, tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm candida cũng như các vi khuẩn phát triển.

  1. Nhiễm trùng nấm men âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo cũng do Candida albicans gây ra. Trong quá trình mang thai, cụ thể là trong thời gian chuyển dạ, nấm có thể nhiễm từ mẹ sang con. Kết quả làm trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, có nguy cơ cao sẽ mắc nấm miệng.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn