Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là loại ung thư thường gặp nhất vùng đầu, cổ. Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ rệt dễ khiến mọi người bỏ qua và khi đã phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng

Biến chứng nguy hiểm của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường khó phát hiện và tiến triển khá nhanh vì thế được xếp vào loại căn bệnh nguy hiểm. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể khắc phục được căn bệnh này. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, phương pháp xạ trị có thể chữa khỏi tới 90% và kéo dài sự sống của bệnh nhân trên 5 năm. Nếu bệnh đang ở giai đoạn tiến triển thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn như xạ trị kết hợp với phẫu thuật nhưng tỷ lệ di căn tương đối cao. Nếu bệnh ở giai đoạn muộn cần kết hợp hóa trị- xạ trị và ảnh hưởng rất lớn đến thể chất của người bệnh và sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn này:

Ung thư di căn

Khi vòm họng có sự xuất hiện của tế bào ung thư thì chúng rất dễ lây lan tới các vùng xung quanh cổ do cấu trúc mô bạch huyết phong phú. Dù không có cảm giác đau đớn gì nhưng các hạch cứng ở cổ là những vị trí tuyệt với để khối u di căn tới. Trường hợp khác cũng có thể xuất hiện nổi hạch ở góc hàm.

Liệt dây thần kinh sọ não

Khối u khi lan vào nền sọ gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh sọ não với các triệu chứng hay gặp nhất như: nhìn đôi, tê mặt, lác mắt, vẹo lưỡi, nuốt sặc,…

Khi khối u ngày càng phát triển to hơn sẽ lan sang các cơ quan như miệng, môi, hạch bạch huyết và bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy mủ mũi có lẫn máu, mất cảm giác ở họng, rối loạn thị giác, giảm thính lực, đau đầu dữ dội.

Giai đoạn cuối của bệnh ung thư vòm họng có thể di căn xa hơn ở phổi, gan, xương,… và lúc này bệnh rất khó để điều trị

Hội chứng paraneoplastic

Bác sĩ tư vấn: Hội chứng paraneoplastic hay còn gọi là hội chứng cận ung thư. Khi cơ thể xuất hiện tế bào ung thư và phát triển, cơ thể sẽ sinh kháng thể để tiêu diệt các tế bào lạ này nhưng có một số trường hợp nhầm lẫn có thể xảy ra đó là kháng thể tiêu diệt cả những tế bào bình thường kết hợp cũng một số nguyên nhân khác do tết bào ung thư tiết ra và đó chính là nguyên nhân gây nên hội chứng cận ung thư này. Ung thư vòm họng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng cận ung thư biểu hiện nhóm bệnh lý về nội tiết, biểu hiện ngoài thần kinh ví dụ như hội chứng Cushing, tăng canxi máu, tăng hồng cầu, tăng tiết ADH, hạ đường huyết.

Hội chứng paraneoplastic

Hội chứng paraneoplastic

Làm gì khi biến chứng xảy ra?

Cần điều trị và xử lý tốt ung thư thực quản sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Đồng thời cần điều trị tốt các biến chứng kèm theo trong trường hợp ung thư có dui căn, hội chứng paraneoplastic,… Đối với từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp cụ thể như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật,…

Với những trường hợp khô miệng, khó nuốt, khó thở:

  • Cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế thực phẩm khô. Nếu như sử dụng thực phẩm khô nên ăn chúng với nước dùng, nước sốt, sữa hoặc bơ.
  • Uống nước thường xuyên thành từng ngụm để giữ ẩm vùng miệng. Bệnh nhân có thể sử dụng kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.
  • Tránh các món ăn gây kích ứng miệng
  • Nếu bệnh nhân mất khả năng nói cần được hướng dẫn tập phát âm lại nhưng cần sự kiên trì rất lớn.
  • Bệnh nhân gặp biến dạng mặt, cổ thì có thể xem xét đến trường hợp phẫu thuật.

Các phòng tránh biến chứng

  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa và tái khám định kỳ phát hiện các biến chứng.
  • Tập thể dục thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Không nên ăn đồ chiên rán, đồ nướng, đồ còn nóng, thức ăn lên men, không uốn rượu, không hút thuốc lá
  • Bạn hãy quan sát và lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để phòng tránh các bệnh tật.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn