Là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Gentamicin được dùng theo đường tiêm, nhỏ mắt, nhỏ tai và phối hợp với các thành phần khác trong dạng kem, mỡ bôi ngoài da.
Dược sĩ tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc Gentamycin đúng cách
Chỉ định
- Đường tiêm: Gentamicin được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các kháng sinh khác ( beta-lactam) và/hoặc metronidazole để điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm.
- Nhỏ mắt: gentamicin được dùng đơn độc hoặc phối hợp với corticoid để điều trị nhiễm khuẩn mắt, viêm tại mắt.
- Bôi ngoài da: được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc kháng sinh, kháng nấm, và corticoid để điều trị các bệnh về da.
Đối tượng đặc biệt
- Trẻ em: dùng thận trọng, không dùng dạng bôi cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: không dùng trừ khi thật cần thiết kể cả dạng dùng tại chỗ vì thuốc gây độc thính giác nguy cơ điếc cao cho cả mẹ và bé.
- Người cao tuổi: dùng thận trọng
Chống chỉ định
- Dị ứng với Gentamicin
- Dị ứng kháng sinh aminoside
- Nhược cơ
- Hội chứng Parkinson
- Đã hoặc nghi ngờ thủng màng nhĩ( dạng nhỏ tai)
- Đường tiêm
- Bệnh thận
- Hen phế quản hoặc dị ứng sulfite
- Bệnh thần kinh – cơ
- Rối loạn cân bằng điện giải
- Mất nước
- Bệnh mắt do nấm hoặc virus
Tác dụng phụ
- Đường tiêm
- Dáng đi không vững
- Buồn nôn, chán ăn, sút cân.
- Chóng mặt, hoa mắt, mất điều hòa vận động
- Nghe kém
- Đường dùng tại chỗ: thường gây kích ứng nhẹ, rất ít khi gây ra tác dụng phụ khác
Báo với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau
- Điếc hoặc có tiếng gầm trong tai
- Thở yếu, thở nông
- Co rút cơ, căng cơ
- Sốt, lở loét trong miệng, sưng đỏ nướu răng, khó nuốt
- Đau đầu dữ dội, tiếng vo vo trong tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tầm nhìn, đau sau mắt.
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Cảm giác tê liệt hoặc ngứa ran
- Co giật
- Lú lẫn, yếu người, đau xương, tiểu nhiều
- Tiểu ít hoặc không tiểu, tiểu đau, tiểu khó,sưng bàn hoặc cổ chân, mệt mỏi hoặc khó thở.
- Nhỏ mắt: nóng, nhức hoặc kích ứng mắt, đau sưng, khó chịu, chảy ghèn, mắt nhạy cảm ánh sáng.
Liều dùng
- Đường tiêm: Gentamicin thường dùng theo đường tiêm bắp, có thể tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch. Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhỏ mắt: nhỏ mắt 1 giọt /1 lần, cách 2h/lần đến khi kiểm soát triệu chứng, sau đó giảm số lần dùng xuống 3-4 lần/ngày, dùng tiếp tục đến 2 ngày sau khi khỏi bệnh.
- Điều trị nhiễm khuẩn ống tai ngoài, nhỏ 2 – 3 giọt vào tai, ngày 4- 5 lần (3 -4 lần trong ngày và trước khi đi ngủ).
- Gentamicin đơn độc ít được dùng mà thường được phối hợp với các kháng sinh, kháng nấm và corticoid.
Lời khuyên của Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn dành cho các bạn
- Uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc.
- Nếu bị tiêu chảy nhiều nước, nhầy hoặc có máu trong khi dùng thuốc và trong vòng 2 tháng sau khi ngừng thuốc cần đi khám bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy
- Nếu dùng nhiều hơn 2 loại thuốc nhỏ mắt, khoảng cách dùng giữa 2 loại phải ít nhất 10 phút. Mỡ tra mắt nên được dùng cuối cùng.
- Thuốc nhỏ mắt gentamicin có thể gây nhìn mờ, hạn chế lái xe hoặc thực hiện công việc nguy hiểm.
- Tránh sử dụng thuốc dài ngày