Mang thai là quãng thời gian rất quan trọng để hình thành nên một đứa trẻ, việc ăn uống, chăm sóc bà mẹ như thế nào là đúng để đảm bảo tốt nhất cho mẹ và con?
- Điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
- Màu sắc môi bất thường cảnh báo dấu hiệu sức khỏe
- Hậu quả của rối loạn chuyển hóa Lipid
9 tháng mang thai mẹ cần lưu ý những gì?
Đặc điểm của mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, điểm mốc đầu tiên của một con người là khi được mẹ sinh ra cất tiếng khóc chào đời là quan niệm thường thấy. Tuy nhiên thực tế sự sống của con người ấy đã được bắt đầu từ khi được thụ tinh, tạo thành bào thai. Do vậy trong khoa học người ta chia thời gian sống của con người ra làm các thời kỳ và thời kỳ đầu tiên là thời kỳ phát triển trong tử cung.
Thời kỳ này tính từ lúc trứng được thụ tinh đến khi đứa trẻ được sinh ra đời và ứng với thời gian mang thai của mẹ. Thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn 3 tháng đầu và 6 tháng sau.
- Trong 3 tháng đầu tiên còn được gọi là thời kỳ phôi thai, đứa trẻ lúc này mới ở dạng phôi, dần dần biệt hóa hình thành các cơ quan, phủ tạng… kết thúc 3 tháng sự tạo hình gần như đã xong, thai nhi đã có hình dạng của một con người với đầy đủ các cơ quan bộ phận. Do vậy nếu trong thời gian này mẹ bị nhiễm virus cúm, á cúm, rubella, adenovirus… hay sử dụng các loại thuốc chống ung thư, kháng sinh, thuốc ngủ… sẽ gây ra rối loạn sự tạo hình dẫn tới quái thai hoặc các dị tât bẩm sinh
- Giai đoạn 6 tháng cuối là thời kỳ phát triển thai nhi, các cơ quan, phủ tạng được tạo hình trong giai đoạn trước giờ đây lớn rất nhanh tăng về kích thước, khối lượng và hoàn thiện chức năng. Giai đoạn này nếu mẹ ăn uống kém, lao động nặng hay mắc các bệnh mạn tính có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, thai chậm phát triển, đẻ non, chết lưu…
Sự phát triển của thai nhi lúc này, phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của người mẹ. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi để phù hợp với việc nuôi dưỡng một sinh vật nhỏ trong mình:
- Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học chia sẻ, thay đổi về nội tiết tố rất mạnh mẽ khi mang thai bao gồm HCG và các steroid. HCG là hormon được tiết rất sớm, nhờ nồng độ HCG trong máu tăng cao từ sớm nên sau quan hệ khoảng 1 – 2 tuần đã có thể xác định có thể hay không dựa vào test nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. HCG tăng cao cũng được cho là căn nguyên cho những cơn ốm nghén của mẹ. Các hormon steroid khác là estrogen và progesteron được duy trì nồng độ cao trong suốt quá trình thai nghén và giảm xuống đột ngột vài ngày trước khi chuyển dạ.
- Tử cung và phần phụ thay đổi theo tuổi thai nhi
- Hệ tuần hoàn làm việc tăng lên do lượng máu tăng lên để đảm bảo máu cho mẹ và thai nhi
- Các cơ quan khác hầu như đều có những biến đổi trong quá trình mang thai.
Chăm sóc tốt cho mẹ chính là cầu nối để chăm sóc tốt cho con
Chăm sóc 9 tháng mang thai tốt cho mẹ, khỏe cho bé
- Chăm sóc tốt cho mẹ chính là cầu nối để chăm sóc tốt cho con, các vấn đề chăm sóc cần lưu ý đó là: Dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tinh thần và dự phòng chủ động.
- Mẹ mang thai cần ăn uống đầy đủ, đa dạng và cân đối các chất dinh dưỡng, đặc biệt chú ý tới đạm.
- Tạo điều kiện để người mẹ được nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái về tinh thần, tránh: Lao động nặng, té ngã, không đi lại trên đường gồ ghề nhất là trong 3 tháng cuối, tránh lo âu, stress…
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy hại như: Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất độc; tránh dùng thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết, khi dùng phải được bác sĩ sản khoa kê đơn; Tránh dùng thuốc phiện, thuốc lá, thuốc ngủ…
- Phòng tránh các bệnh lây do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đặc biệt trong 3 tháng đầu.
- Mẹ có các bệnh mạn tính như: Bệnh lý van tim, suy tim, suy gan, suy thận, ung thư… không nên có thai.
- Khám thai định kỳ, phát hiện sớm bất thường để có can thiệp phù hợp cũng như những lời khuyên hữu ích.
- Tiêm phòng uốn ván đúng thời điểm
- Chuẩn bị tinh thần, đồ dùng cần thiết cho cuộc đẻ sắp tới.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn