Trong các yếu tố ảnh hưởng tối thành tích khi tập luyện môn điền kinh thì kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng, kỹ thuật càng thuần thục càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy tối đa khả năng của cơ thể.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Giới thiệu kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát
Xuất phát từ lý do trên hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn sinh viên y dược kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau khi xuất phát.
Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau khi xuất phát
- Tư thế thân người: Thân trên của các bạn sinh viên y dược hơi ngả về trước không quá 4 – 5 độ, hai vai lắc không nhiều. Đầu và thân người giữ thẳng để các cơ cổ và mặt trước thả lỏng tự nhiên. Thực hiện như trên, cơ thể người chạy không bị căng thẳng quá làm cho tư thế người chạy thoải mái hơn.
- Động tác của chân: Lực chủ yếu đẩy cơ thể các bạn sinh viên y dược về trước trong chạy là lực đạp sau của hai chân. Nhưng để chạy được hết cự li thì không đạp sau gắng sức ở từng bước chạy và cũng không đạp sau với góc độ nhỏ như ở chạy giữa quãng của cự ly ngắn (50 – 55 độ). Để tiết kiệm sức của hai chân cần đạp sau đúng hướng và phối hợp đạp sau với độ ngả của thân trên và động tác của hai tay. Phải chú ý cho các cơ vừa tham gia đạp sau được nghỉ ngơi bằng cách gập cẳng chân theo quán tính sau khi chân rời đất.
- Kĩ thuật đó còn giúp chocác bạn sinh viên y dược đưa lăng chân về trước được nhanh hơn. Để không phải tốn nhiều sức, hạn chế phản lực do chống trước, điểm đặt chân ở phía trước cần gần điểm rơi của trọng tâm cơ thể. Đạp chân có chú ý hoãn xung cũng là điều cần thiết nên phải được thực hiện thuần thục, tự động hóa.
- Động tác của tay: Động tác đánh tay của các bạn sinh viên y dược so le với động tác của chân. Đánh tay để giữ thăng bằng và cùng với nhịp thở còn có tác dụng điều chỉnh tần số bước chạy.
Phân phối tốc độ
Sự phân phối hợp giữa các bước thở và bước chạy.
Nhịp độ hô hấp phụ thuộc vào đặc điểm của các bạn sinh viên y dược chạy cự ly và tốc độ chạy. Khi tốc độ chạy không lớn thì ba bước hít vào và ba bước thở ra. Nếu nhịp độ tăng thì thở nhanh hơn (2 bước hít vào và 2 bước thở ra). Khi mệt mỏi thì nhịp thở không kết hợp với bước chạy. Khi thở cần hít cả mồm và mũi, thở sâu, tích cực. Các bạn sinh viên y dược phải chú ý thở sâu ngay từ những bước đầu để giữ nhịp thở và tránh nợ Oxy quá sớm.
Phân phối tốc độ
Khắc phục hiện tượng cực điểm trong khi chạy
- Nguyên nhân:
Bác sĩ tư vấn: Trong chạy bền, sau khi hoạt đông vài phút, cơ thể các bạn sinh viên y dược xuất hiện một trạng thái tạm thời gọi là cực điểm. Cực điểm làm giảm tạm thời khả năng làm việc của cơ thể.
Do rối loạn điều hòa chức năng tạm thời, nhu cầu của các cơ rất cao, mà khả năng vận chuyển O2 chưa đáp ứng kịp thời. Cho nên sản phẩm của trao đổi chất bị ứ động lại trong cơ, dẫn đến cực điểm.
- Biểu hiện:
Các bạn sinh viên y dược cảm thấy tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, vận động bó buộc và muốn bỏ cuộc
Các đấu hiệu bên ngoài là thở nhanh và nông, mạch nhanh, hàm lượng CO2 trong máu và khi thở ra tăng cao, pH của máu giảm mồ hôi ra nhiều.
- Cách khắc phục:
Muốn tránh cực điểm thì các bạn sinh viên y dược không nên tăng lượng vận động 1 cách đột ngột sẽ dẫn đến sự biến đổi lớn về sinh lý mà ta cần duy trì hoạt động với cường độ đều.
Các bạn phải nỗ lực rất lớn dùng ý trí để vượt qua cực điểm và một số thao tác đặc biệt như chạy chậm lại môt chút, hít thở sâu hơn…
Phải rèn luyện để có trình độ chuyên môn cao và có khả năng chịu đựng nợ dưỡng. Trước khi vận đông cần khởi động kỹ.
Khi hoạt động của cơ thể bớt khó khăn, thực hiện động tác thảo mái hơn, hô hấp trở lại bình thường có nghĩa là trải qua cực điểm và bước vào Hô hấp lần 2.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn