Kẽm là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho cơ thể bởi nó tham gia vào quá trình chống oxy hóa tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống lại tác dụng của chất độc và ô nhiễm trong cơ thể.
- Thủng tử cung có nguy hiểm hay không?
- Bệnh Herpangina ở trẻ em và những điều mẹ nên biết?
- Vitamin A và những công dụng cần biết
Vai trò của kẽm đối với cơ thể và bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý?
Kẽm có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật còn thực vật thì thường chứa ít kẽm và khó hấp thu hơn. Để đánh giá lượng kẽm trên 100g thực phẩm, các chuyên gia xếp hạng như sau: hải sản giàu kẽm nhất như sò, hàu, cua, tiếp theo đó là thịt cừu và thịt bò. Cuối cùng có thể kể đến mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao, sô cô la, ngũ cốc, lạc, khoai lang, gạo nếp, thịt gà, thịt lợn, nấm, đậu, rau họ cải.,.
Triệu chứng của cơ thể khi thiếu kẽm mà các Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra cụ thể như sau:
- Biểu hiện dễ gặp nhất là móng tay dễ gãy, chậm mọc, móng tay có những vết trắng, da khô.
- Dễ bị nhiễm khuẩn
- Ăn không ngon miệng, giảm vị giác, chậm mọc móc và tóc dễ gãy rụng, hệ miễn dịch suy giảm,…
- Đàn ông giảm khả năng sinh sản
- Phụ nữ mang thai thì gia tăng biến chứng của thai kỳ, trẻ sinh ra nhẹ cân, nguy cơ bị lưu thai, sảy thai, sinh non cao gấp 3 lần người bình thường. Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị biến dạng hệ thống thần kinh và kém phát triển trí tuệ.
- Trẻ em thì lười ăn, chậm phát triển thể lực
- Người già: tăng khả năng mắc các chứng bệnh teo cơ và loãng xương, lão hóa sớm.
Khi bổ sung kẽm nên bổ sung các loại vitamin A, C, B6
Ai cần bổ sung kẽm?
Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, một số đối tượng cần được bổ sung kẽm như:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: phải đáp ứng đủ nhu cầu của người mẹ cũng như thai nhi đặc biệt ở những bà mẹ có lượng kẽm dự trữ trong cơ thể thấp thì mỗi ngày cần bổ sung lượng kẽm cao hơn người khác
- Người ăn chay: người ăn chay nhất là chay trường cần nhiều hơn tới 50% lượng kẽm trong chế độ ăn của họ so với người không ăn chay do phần lớn kẽm cung cấp cho cơ thể qua những thực phẩm từ thịt.
- Người mắc các bệnh về tiêu hóa ví dụ như viêm ruột, viêm ruột kết, loét miệng, hội chứng ruột ngắn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hấp thụ kẽm và giữ lại kẽm từ những thực phẩm ăn vào so với người không mắc bệnh.
- Trẻ bú sữa mẹ khi 7 tháng tuổi trở lên, sữa mẹ có thể cung cấp đủ lượng kẽm cho trẻ tới 7 tháng tuổi và sau đó kẽm sẽ được cung cấp qua thức ăn dặm bởi nhu cầu của bé sẽ tăng lên tới 50%.
- Người nghiện rượu: những người nghiện rượu hầu hết có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp bởi vì rượu làm cơ thể khó khăn khi hấp thụ kẽm và bài tiết kẽm nhiều hơn qua nước tiểu.
- Người bị bệnh hồng cầu hình liềm: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc bệnh này có mức độ kẽm thấp hơn người bình thường đặc biệt là trẻ em.
- Đàn ông ở độ tuổi trưởng thành cũng rất cần cung cấp kẽm bởi vì kẽm đóng vai trò quan trọng để sản xuất tinh dịch. Thiếu kẽm dẫn tới thiếu tinh trùng và tần suất tình dục suy giảm. Thiếu kẽm làm giảm khả năng tình dục, vô sinh và sụt cân.
Khi bổ sung kẽm nên bổ sung các loại vitamin A, C, B6 để tăng khả năng hấp thụ kẽm cho cơ thể, không nên uống cả sắt và kẽm cùng lúc với nhau. Với trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai và cho con bú có thể bổ sung kẽm và nên uống sau ăn 30 phút. Không nên dùng quá nhiều kẽm bởi có thể gây suy giảm miễn dịch, mức độ bổ sung cũng không được vượt quá 150mg/ ngày.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn