Dược sĩ tư vấn về công dụng và cách dùng thuốc Mocetrol

Mocetrol là một dạng thuốc tiêm chứa dược chất omeprazol. Nó được dùng như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn nhé.

Thông tin thổng quan về Mocetrol

Omeprazole là một chất ức chế đặc hiệu tác dụng bằng cách khoá hệ thống enzym của Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase, cũng gọi là bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày.

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn Omeprazole là một thuốc bị huỷ ở môi trường acid. Do vậy, các nhà bào chế nghiên cứu trình bày dưới dạng viên bao không tan ở dạ dày, chỉ hấp thụ ở tá tràng, ruột non. Thuốc bắt đầu tác dụng 1 giờ sau uống, đạt đỉnh cao nồng độ huyết tương sau 2 giờ, và sự hấp thu hoàn toàn sau 3 đến 6 giờ. Thuốc có thời gian bán huỷ 40 phút và không thay đổi trong thời gian điều trị, sinh khả dụng tuyệt đối của 1 liều uống duy nhất là 35%. Sau khi chỉ định liên tiếp các liều duy nhất hàng ngày, sinh khả dụng tăng đến 60%. Hấp thu thức ăn đồng thời với omeprazole không ảnh hưởng trên khả ứng sinh học. Khoảng 95% omeprazole gắn vào plasma protein, chủ yếu với albumin. Omeprazole bị sinh biến đổi ở gan. Các chất chuyển hóa không hoạt tính trong huyết tương là sulfon, sulfua và hydroxy omeprazole. 80% các chất chuyển hoá (hydroxy-ome-prazole và acid carboxylic tương ứng) bài thải trong nước tiểu. Phần còn lại 20% bài thải theo phân.

Thuốc cho tác dụng vào giai đoạn cuối của sự tiết acid, liều duy nhất omeprazole 20mg/ngày giúp ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân kích thích nào. Omeprazole không tác dụng trên các thụ thể acetylcholin hoặc histamin và không có những tác dụng dược động học có ý nghĩa nào khác ngoại trừ trên sự tiết acid. Omeprazole gây giảm lâu dài acid dạ dày, nhưng có hồi phục. Năm ngày sau khi ngưng thuốc, sự tiết dịch vị trở lại bình thường, nhưng không có tăng tiết acid. Kiểm tra nội soi, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt 65% sau 2 tuần điều trị và 95% sau 4 tuần.

Thuốc được chỉ định trong trường hợp nào?

Dược sĩ tư vấn những trường hợp dùng omeprazol bằng đường uống không hiệu quả: bệnh loét tá tràng, loét dạ dày, bệnh viêm thực quản kèm loét & hội chứng Zollinger-Ellison.

Liều lượng – Cách dùng omeprazol:

  • Thuốc được dùng đường tiêm bằng cách pha loãng với 10 mL dung môi. Tiêm IV chậm không ít hơn 2.5 phút, tốc độ không quá 4 mL/phút. Liều 40 mg mỗi ngày. Nếu cần tiêm IV thêm trong 3 ngày, nên giảm liều 10-20 mg/ngày.
  • Khi dùng điều trị hội chứng Zollinger-Ellison, cần phải chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan, suy thận & người già.

Chống chỉ định omeprazol: Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết thuốc chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ omeprazol:

  • Thuốc dung nạp tốt. Tuy nhiên, có thể gây cảm giác buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi và táo bón rất hiếm. Thỉnh thoảng có ban da, nhưng biểu hiện này thường nhẹ và chóng hết.
  • Nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, mhiễm trùng hô hấp trên, chóng mặt, mề đay, táo bón, ho, suy nhược, đau lưng.

Tương tác thuốc omeprazol: Omeprazol có thể làm tăng nồng độ của diazepam, phenyltoin & warfarin trong huyết tương. Trên đây là những thông tin tham khảo mà các giảng viên Cao đẳng Dược gửi tới hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích.