Những năm qua trẻ em mắc bệnh nhược thị ngày càng gia tăng, vì vậy các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức để phòng ngừa và chăm sóc con tốt hơn.
- 7 chấn thương chỉ gặp ở người thường xuyên sử dụng điện thoại
- Cập nhật: Bác sĩ Mỹ qua đời sau khi được tiêm vaccine Covid-19
Nhược thị là bệnh lý biểu thị bằng sự suy giảm thị lực do võng mạc không được kích thích hoặc có sự tương tác bất thường về chức năng thị giác hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám.
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì trẻ được chẩn đoán là mắc nhược thị khi thị lực dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt là trên 2/10. Nhược thị có thể xuất hiện ở cả hai bên mắt nhưng cũng có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nhược thị
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nhược thị tham khảo ý kiến của các bác sĩ và tổng hợp:
- Bác sĩ chia sẻ, một trong những nguyên nhân gây nhược thị là mắt lác, chỉ số trẻ em bị mắt lác tại Việt Nam là khoảng 2-4% và có tới 50% trong số đó bị nhược thị.
- Một số tật khúc xạ thường gặp như viễn thị, cận thị, loạn thị, lệch khúc xạ,…chính là một trong những nguyên nhân gây nên nhược thị ở trẻ nhỏ. Khi những tật khúc xạ không được khám va điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến suy giảm thị lực và gây nhược thị. Việc đeo kính không đúng số cũng là nguy cơ mắc bệnh nhược thị.
- Sụp mí bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…cũng là một trong những nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ nhỏ.
Nếu phân theo thứ tự cũng như nguyên nhân gây nhược thị thì mắc lác chính là nguyên nhân hàng đầu, sau đó nhược thị có thể do trẻ mắc một số bệnh lý khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,…Một số bệnh lý nguy hiểm khác như đục thể thủy tinh bẩm sinh, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi bẩm sinh nặng… nếu không được điều trị đúng thời điểm cũng gây nên nhược thị.
Theo những chuyên gia ngành Điều Dưỡng, trẻ mắc nhược thị có biểu hiện lác mắt, nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi hay kêu nhức mắt, mỏi mắt,…tuy nhiên rất nhiều trẻ không hề có biểu hiện gì rõ ràng chỉ khi thị lực của trẻ giảm mạnh các bậc phụ huynh mới phát hiện ra.
Phương pháp điều trị bệnh nhược thị ở trẻ nhỏ
Nguyên tắc điều trị nhược thị đầu tiên và quan trọng nhất chính là trẻ cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Việc đầu tiên cần làm chính là các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định chính xác các dị tật cũng như bệnh lý về mắt sau đó xác định chính xác và can thiệp hợp lý như phẫu thuật thay thể thủy tinh bị đục, phẫu thuật sụp mi, chỉnh kính, khám và lên kế hoạch điều trị nhược thị cùng với điều trị lác mắt.
Tìm chính xác nguyên nhân và đánh giá được mức độ bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành công khi điều trị nhược thị. Thời gian luyện tập cho mắt để mắt được phục hồi và tăng cường thị lực thường là vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên có thể rất lâu dài, thậm chí hàng năm, thời gian điều trị càng tăng khi bệnh nhân phát hiện muộn nhất là khi phát hiện muộn ở lứa tuổi 10 – 12. Sau khi đã điều trị ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh trường hợp bệnh tái phát.
Phương pháp luyện tập nhược thị cơ bản nhất chính là bịt mắt lành tập mắt bệnh hoặc tra thuốc làm mờ một phần mắt lành giúp kích thích chức năng thị giác mắt bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của các bác sĩ.
Xem hướng dẫn bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn