Ban xuất huyết Henoch-Schonlein là một dạng bệnh viêm mạch máu hệ thống thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện nhưng bạn không nên chủ quan.
- Bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh hay quên hiệu quả
- Tìm hiểu về bệnh Liên cầu lợn ở người
- Đa nang buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Những điều cần biết về bệnh Ban xuất huyết Henoch-Schonlein
Được biết, bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai, độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Bởi vậy, các bạn cần tìm hiểu về một số thông tin cơ bản để biết cách phòng tránh càng sớm càng tốt.
Định nghĩa và nguyên nhân gây Ban xuất huyết Henoch-Schonlein
Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (tên tiếng Anh là Henoch-Schonlein purpura) là một rối loạn gây viêm và chảy máu trong mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận.
Đặc tính nổi bật nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein đó là một ban màu đỏ tía, đặc biệt ở chi dưới và vùng mông. Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể gây đau bụng và đau khớp. Các tổn thương thận nghiêm trọng hiếm khi xảy ra.
Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể ảnh hưởng bất kì một ai. Nhưng bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì can thiệp y tế là điều cần thiết , đặc biệt là nếu bệnh có gây ảnh hưởng đến thận.
Trong bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein, một vài mạch máu nhỏ bị viêm và gây xuất huyết dưới da, bụng và thận. Tại sao tình trạng viêm phát triển vẫn chưa được làm rõ. Đây có thể là kết quả của quá trình đáp ứng miễn dịch không thích hợp với các kích thích nhất định. Một số người nổi ban xuất huyết Henoch-Schonlein sau một nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh. Các nhiễm trùng tác nhân có thể bao gồm bệnh thủy đậu, viêm họng do vi khuẩn streptococcus, sởi và viêm gan. Các tác nhân có thể gồm có một số loại thuốc nhất định, thức ăn, vết cắn côn trùng hoặc tiếp xúc với thời tiết lạnh.
Định nghĩa và nguyên nhân gây Ban xuất huyết Henoch-Schonlein
Triệu chứng và biến chứng của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein là gì?
Các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chỉ rõ có 4 đặc tính chính của ban xuất huyết Henoch-Schonlein gồm:
- Ban xuất huyết:Những chấm đỏ tím nhìn như vết bầm là những dấu hiệu đặc hiệu nhất và phổ biến nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein. Ban xuất hiện hầu hết ở mông, chân và bàn chân, nhưng cũng xuất hiện ở tay, mặt và thân và thường nặng hơn ở những vùng bị đè nhiều như đường lằn vớ hay lằn hông.
- Khớp đau, sưng (viêm khớp):Những người bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường bị đau và sưng quanh khớp, đặc biệt ở đầu gối và mắt cá chân. Đôi khi đau khớp xuất hiện trước đợt phát ban khoảng một hoặc hai tuần. Các triệu chứng giảm dần khi hết bệnh và không để lại thiệt hại lâu dài. (Xem thêm thông tin về triệu chứng đau khớp)
- Các triệu chứng về tiêu hóa:Nhiều trẻ bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein có triệu chứng về đường tiêu hóa, như đau bụng, buồn nôn và nôn hoặc tiêu phân máu. Các triệu chứng này đôi khi xảy ra trước khi xuất hiện ban.
- Các triệu chứng về thận:Ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể ảnh hưởng thận. Trong hầu hết các trường hợp, chúng có thể biểu hiện như tình trạng có protein hoặc máu trong nước tiểu mà bạn sẽ không thể biết được nếu bạn không làm xét nghiệm nước tiểu. Thường thì các triệu chứng này sẽ biến mất một khi hết bệnh, nhưng ở một số trường hợp, bệnh thận có thể tiến triển và tồn tại kéo dài.
Đối với hầu hết mọi người, triệu chứng thường cải thiện trong vòng một tháng và không để lại các vấn đề về sau nhưng bệnh cũng hay tái phát.
Biến chứng đi kèm ban xuất huyết Henoch-Schonlein gồm có:
- Tổn thương thận: Biến chứng nặng nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlein là tổn thương thận. Nguy cơ này xảy ra ở người lớn hơn là trẻ em. Đôi khi tổn thương xảy ra nặng đến mức phải chạy thận hoặc ghép thận.
- Tắc ruột: Ở một số ca hiếm, ban xuất huyết Henoch-Schonlein có thể gây lồng ruột – một tình trạng mà khi đó hai ruột chồng lên nhau – gây cản trở mọi vật đi qua ruột. Biến chứng này hiếm khi xảy ra ở người lớn.
Triệu chứng và biến chứng của bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein là gì?
Một số phương pháp điều trị bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein
Ban xuất huyết Henoch-Schonlein thường tự khỏi trong vòng một tháng mà không để lại hệ quả lâu dài. Nghỉ ngơi, uống nhiều chất lỏng và các loại thuốc giảm đau có thể giúp ích.
- Thuốc
Sử dụng thuốc kháng viêm trong việc điều trị hay phòng ngừa các biến chứng của bệnh vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Thuốc kháng viêm thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng nặng của đường tiêu hóa. Bởi vì các thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng và tác dụng của chúng vẫn chưa được làm rõ, hãy chắc chắn thảo luận với bác sĩ về yếu tố nguy cơ và lợi ích khi sử dụng chúng.
- Phẫu thuật
Nếu một phần ruột bị lồng vào nhau hoặc bị thủng ruột, phẫu thuật sẽ là điều cần thiết.
- Biện pháp khắc phục
Chăm sóc tại nhà tập trung vào việc giúp người bệnh cảm thấy thoải mái. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và các thuốc giảm đau có thể giúp ích.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn