Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được, đặc trưng bởi hành động phải đi lại liên tục của bệnh nhân.
- Bác sĩ hướng dẫn cách tự đo huyết áp tại nhà cực kỳ đơn giản
- Cảnh báo: Bệnh Alzheimer ngày càng phổ biến ở người trẻ
- Hẹp van động mạch phổi nguy hiểm như thế nào?
Những điều cần biết về hội chứng chân không yên
Thông tin về hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên hay còn gọi là bệnh Willis-Ekbom. Đây là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống khiến người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.
Các bác sĩ tư vấn cho biết hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ban ngày và khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Hội chứng chân không yên có thể khởi bệnh ở bất cứ độ tuổi nào và sẽ nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn tới sự mệt mỏi vào ban ngày và gây khó khăn cho đi lại.
Nguyên nhân nào gây nên hội chứng chân không yên?
Các nhà khoa học nghi ngờ tình trạng này là do mất cân bằng chất đô pa min trong não, chất này có tác dụng gửi tính hiệu để cử động các cơ.
Di truyền
Đôi lúc hội chứng chân không yên xảy ra trong gia đình, đặc biệt là khi tình trạng bắt đầu sau 50 tuổi. Các nhà khoa học đã xác định được vị trí nhiễm sắc thể nơi gene liên quan đến hội chứng chân không yên.
Mang thai
Thai kì và các thay đổi về hormone có thể làm tệ hơn hội chứng chân không yên. Một số phụ nữ bị bệnh lần đầu trong suốt thời gian thai kì, đặc biệt trong ba tháng cuối. Mặc dù vậy, các dấu hiệu và triệu chứng thường biến mất sau khi sinh.
Nguyên nhân nào gây nên hội chứng chân không yên?
Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chân không yên
Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo hội chứng chân không yên có thể phát triển ở bất kì tuổi nào thậm chí trong thời thơ ấu. Rối loạn xảy ra tăng theo tuổi và xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
Hội chứng chân không yên thường không liên quan đến các tình trạng y khoa đáng lưu ý và nghiêm trọng. Mặc dù vậy, bệnh này đôi lúc đi kèm với các tình khác như là:
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh ở chân và tay đôi lúc là do các bệnh mạn tính như tiểu đường và nghiện rượu.
- Thiếu sắt: Dù chưa dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt co thể gây ra hay làm tệ hơn hội chứng chân không yên. Nếu bạn có tiền sử xuất huyết dạ dày hay ruột, trải qua những chu kì kinh nguyện nặng nề hay hiến máu nhiều lần, bạn có thể có thiếu sắt.
- Suy thận: Nếu bạn bị suy thận, bạn cũng có thể bị thiếu sắt cùng với thiếu máu. Khi thận không hoạt động đúng cách, lượng sắt trong máu sẽ có thể giảm. Việc này cùng các thay đổi hóa học khác trong cơ thể có thể gây ra hoặc làm tệ hơn hội chứng chân không yên.
Triệu chứng thường gặp của hội chứng chân không yên
Triệu chứng thường gặp của hội chứng chân không yên là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng chân không yên bao gồm:
- Cảm giác khó chịu bắt đầu khi nghỉ: Cảm giác đó thường bắt đầu sau khi nằm hay ngồi một thời gian dài như khi lái xe, đi máy bay hay trong rạp chiếu phim.
- Được xoa dịu khi cử động: Cảm giác gây ra do hội chứng chân không yên giảm đi khi cử động như khi kéo giản, rung chân, nhịp chân hay bước đi.
- Các triệu chứng tệ hơn vào buổi chiều tối: Các triệu chứng xảy ra chủ yếu vào buổi tối.
- Co giật chân vào ban đêm: Hội chứng chân không yên có thể liên quan đến các tình trạng khác, thường gặp nhất là tình trạng gọi là cử động chi theo chu kì khi ngủ, khiến cho chân co giật và đá, có thể xảy ra suốt đêm khi ngủ.
Trang thông tin Y Dược có cập nhật thông tin, người bệnh thường diễn tả hội chứng chân không yên với các triệu chứng là cảm giác bất thường, khó chịu ở chân và bàn chân, đa số là ở cả hai bên của cơ thể. Ít phổ biến hơn nhưng có thể có các cảm giác ấy ở chân.
Các cảm giác thường xảy ra ở các chi, chứ không phải ở da, được diễn tả như:
- Cảm giác bị cào cấu
- Cảm giác ghê rợn
- Bị kéo chân
- Cảm giác nhói
- Đau
- Ngứa
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn