Thường xuyên cảm thấy lo lắng là điều không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, nếu hiện tượng kéo dài sẽ gây cản trở các hoạt động thường ngày có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu lan toả.
Cùng tìm hiểu về chứng rối loạn lo âu lan toả
Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh gì?
Chứng rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu. Trẻ em hay người lớn đều có khả năng mắc chứng bệnh này. Rối loạn lo âu lan tỏa có các triệu chứng khá giống với chứng hoảng sợ, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các kiểu trạng thái lo âu khác, nhưng chúng là những bệnh khác nhau.
Sống chung với chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể là một thử thách vô cùng khó khăn đối với người bệnh. Bệnh có thể xảy ra đồng thời với nhiều rối loạn cảm xúc khác. Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn lo âu được cải thiện khi dùng thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Bên cạnh đó theo bác sĩ tư vấn, người bệnh cần thay đổi lối sống, học cách chung sống với nó và sử dụng các kĩ thuật giúp thư giãn để có thể vượt qua căn bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là do đâu?
Cũng như các tình trạng rối loạn tâm thần khác, không có nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng nó có thể bao gồm các vấn đề về di truyền cũng như các yếu tố nguy cơ khác.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
- Một người có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa khi có các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Tính cách: một người nhút nhát, hay nhìn nhận mọi thứ tiêu cực hoặc người trốn tránh bất kì thứ gì nguy hiểm có thể dễ mắc chứng bệnh này hơn các nhóm đối tượng khác.
- Di truyền: chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể di truyền trong gia đình.
- Nữ giới: phụ nữ thường được chẩn đoán chứng rối loạn lo âu nhiều hơn nam giới.
Triệu chứng của chứng rối loạn lo âu lan tỏa thay đổi rất nhiều, bao gồm :
- Luôn lo lắng hoặc ám ảnh liên tục về một sự kiện.
- Không thể gạt sang một bên hoặc dẹp bỏ sự lo lắng
- Không thể thư giãn, luôn bồn chồn và có cảm giác hồi hộp
- Khó tập trung hoặc có cảm giác đầu óc trống rỗng
- Căng thẳng trong việc đưa ra các quyết định vì sợ sẽ lựa chọn sai
- Thực hiện tất cả các lựa chọn cho một tình huống để tìm ra sai sót có thể xảy ra
- Khó xử lí những việc không chắc chắn
Các triệu chứng thực thể bao gồm :
- Mệt mỏi
- Cáu gắt
- Căng cơ hoặc đau cơ
- Run giật cơ
- Dễ giật mình
- Khó ngủ
- Đổ nhiều mồ hôi
- Buồn nôn, tiêu chảy hay hội chứng ruột kích thích
- Đau đầu
Đôi khi một sự việc nào đó không hoàn toàn ảnh hưởng tới người bệnh nhưng họ bạn vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có bất kì lí do nào.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa?
Theo nhiều chia sẻ trên trang thông tin Y Dược được biết, có hai cách điều trị chủ yếu cho chứng rối loạn lo âu lan toả là liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Nếu có những bệnh lý khác, bác sĩ có thể kết hợp điều trị những bệnh lý đó hoặc điều trị những bệnh lý đó trước khi điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cần phải dựa vào tình trạng bệnh và những kết quả đạt được sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa?
Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp tâm lý, còn được biết tới với cái tên tư vấn tâm lý. Bệnh nhân cần làm việc với bác sĩ để làm giảm các triệu chứng lo lắng. Đây có thể là một cách điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một trong những liệu pháp điều trị tâm lý hiệu quả nhất cho chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Đây là liệu pháp điều trị ngắn ngày, tập trung vào việc dạy bệnh nhân những kĩ năng cụ thể để họ dần dần quay trở lại với những hoạt động mà họ đã trốn tránh vì lo sợ. Thông qua quá trình này, các triệu chứng của người bệnh được cải thiện khi họ đã có được những thành công bước đầu.
Một vài loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về lợi ích cũng như rủi ro và tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn