Thống kê mới nhất cho thấy gần 50% bác sĩ Mỹ cảm thấy kiệt sức vì công việc và một phần bảy trong số họ quyết định tìm đến cái chết khiến dư luận hoang mang.
- Chuyên gia chống độc khẳng định y lệnh của BS Lương là chính xác
- Bệnh viện thưởng tiền Tết, nhân viên phải đóng thuế thu nhập cá nhân
- Xót xa: Bác sĩ mổ 6 ca liên tục trong 20 giờ ngủ gục bên giường bệnh
Báo động: Gần 50% Bác sĩ ở Mỹ kiệt sức vì công việc, 1/7 trong số đó tự tử
Việc khám chữa bệnh với cường độ cao, áp lực và mệt mỏi đã khiến cho không ít bác sĩ đang làm việc tại Mỹ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nhiều người trong số đó đã chọn con đường tự tử.
44% bác sĩ ở Mỹ muốn bỏ nghề vì quá mệt mỏi trong công việc hằng ngày
Trang tạp chí sức khỏe dẫn tin từ New York Post về kết quả khảo sát do trang web y khoa Medscape thực hiện trên 15.000 bác sĩ Mỹ. Theo đó, con số cho thấy phần lớn bác sĩ đang công tác tại đất nước này tìm đến cái chết là phụ nữ. Trong đó, có tới 44% bác sĩ được khảo sát trên đây đều muốn bỏ nghề do quá mệt mỏi trong công việc. Ở Việt Nam, nhiều bác sĩ cũng đã muốn bỏ nghề Y vì áp lực, nhưng chưa có con số thống kê cụ thể, chi tiết. Theo đánh giá của bà Brunilda Nazario, giám đốc y khoa của đơn vị sở hữu Medscape nói: “Thật đáng báo động”. Sau khi thông tin này được đăng tải thì nhiều người trong và ngoài ngành Y cảm thấy vô cùng lo ngại. Nhất là những sinh viên đang học tập trong các trường Y Dược.
Cũng là một người đã tham gia khảo sát, một bác sĩ chuyên ngành thần kinh xin giấu tên chia sẻ: Bản thân bác sĩ này “rất sợ đi làm”. Còn một trường hợp nữ bác sĩ khác đã không may bị sảy thai vì quá stress do công việc. Còn một bác sĩ gây mê khác lại kể rằng áp lực trong công việc bác sĩ đã khiến anh uống nhiều rượu và lười vận động hơn.
44% bác sĩ ở Mỹ muốn bỏ nghề vì quá mệt mỏi trong công việc hằng ngày
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều bác sĩ muốn bỏ việc và tìm đến cái chết
Lý giải hiện tượng bác sĩ bị áp lực, căng thẳng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bà Nazario kể rằng bác sĩ tốn quá nhiều thời gian cho các công việc bàn giấy và nhập dữ liệu vào hồ sơ y tế điện tử. Điều này đã khiến họ cảm thấy những năm học hành vất vả trên giảng đường trường Y trở nên vô nghĩa. Thực tế tại Mỹ, các bác sĩ phải bỏ ra 45 phút mỗi ca bệnh chỉ để đưa thông tin của bệnh nhân vào máy tính, do đó không còn thời gian trực tiếp làm việc với bệnh nhân và thực hiện chuyên môn của mình.
Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bà Nazario nhận định rằng: “Họ tốn thời gian khổng lồ cho việc lấy và nhập dữ liệu”. Bà cho biết thêm: “Tôi biết rõ điều này bởi lần đi khám gần nhất, bác sĩ chỉ nhìn tôi không quá hai phút. Thời gian còn lại, ông ấy chăm chăm vào màn hình máy tính’. Trong số các chuyên ngành y khoa, bác sĩ tiết niệu có tỷ lệ kiệt sức và trầm cảm cao nhất hiện nay với tỷ lệ chiếm 54%. Tiếp đó là bác sĩ thần kinh với tỷ lệ 53%. Hiện tại chưa rõ nguyên nhân khiến bác sĩ tiết niệu kiệt sức và trầm cảm nhiều nhất song bà Nazario khẳng định với những bác sĩ càng làm việc quá giờ càng nhiều thì càng dễ rơi vào trạng thái tiêu cực trên.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều bác sĩ muốn bỏ việc và tìm đến cái chết
Được biết, hầu hết các bác sĩ khẳng định nguyên nhân trầm cảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ khám, chữa bệnh, 35% thừa nhận cảm thấy bực bội với bệnh nhân và 14% mắc những lỗi hiếm khi phạm phải. Bà Nazario cho biết thêm: “Tôi không nghĩ rằng các bác sĩ trách móc bệnh nhân. Họ hiểu rõ rằng đây là vấn đề hệ thống”…
Trên đây là những thông tin Y dược đáng chú ý trong những ngày qua liên quan đến việc bác sĩ làm việc tại Mỹ tự tử hàng loạt.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn