Ê buốt răng khiến bạn vô cùng khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống và nhau nuốt của bạn, vậy làm thế nào để bạn ngăn chặn tình trạng này.
- Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú ở nam giới
- Tổng quan về bệnh loãng xương ở nữ giới tuổi mãn kinh
- Những lưu ý khi hút thông đường hô hấp
Mỗi lần bạn dùng những thức ăn, đồ uống nóng, lạnh, chua ngọt hoặc có tính axit cao và thấy có cảm giác không thoải mái do có cảm giác chân răng bị ê buốt, d Vậy nguyên nhân ê buốt là do đâu, khắc phục như thế nào mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Nguyên nhân gây ê buốt răng
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nhiều người cho rằng, răng bị ê buốt là do thực phẩm, những thực tế không phải vậy mà là do sự nhạy cảm của răng. Tình trạng ê buốt xuất hiện khi lớp men răng bảo vệ bị mỏng hoặc do nướu bị tụt, làm lộ ra ngà răng, phần vật chất nằm dưới và được bao bọc bởi men răng và bảo vệ các dây thần kinh bên trong. Sau đó, bạn ăn uống vào khiến cho ngà răng chịu tác động từ các tác nhân bên ngoài gây kích thức dây thần kinh khiến răng có cảm giác ê buốt, gây ra cơn đau nhức nhẹ và cảm giác đau nhói đến tận chân răng. Một trong những nguyên nhân chính mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như sau:
- Hiện tượng mòn men răng do sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn, nước uống có tính axit
- Hiện tượng bị tụt nướu và làm lộ chân răng
- Việc bạn chải răng quá mạnh cũng khiến men răng bị mòn và gây ra hiện tượng tụt nướu.
- Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự hình thành nên các vấn đề về răng miệng bởi các lỗi sâu trên răng sẽ làm lộ ra các dây thần kinh ở răng, gây nên cảm giác tụt lợi và nhiều các biểu hiện xấu khác ảnh hưởng đến răng
- Sự tích tụ của mảng bám trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, khiến răng yếu đi.
Các tổn thương thông thường và việc răng bị mòn làm cho lớp men răng dần bị mỏng đi, đặc biệt là ở phần cổ răng, đường viền ở lợi, khi lớp men của răng bị mất đi, dẫn đến lớp vật chất bao quanh chân răng cũng dần mất đi, ngà răng mang theo các ống thần kinh nhỏ bị lộ ra.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày
Cách khắc phục khi răng ê buốt?
Khi bạn chải răng, hoặc ăn uống sẽ có cảm giác bị ê buốt, trong trường hợp này bạn có thể đến gặp nha sĩ điều trị và Dược sĩ tư vấn để được sử dụng thuốc hoặc trám răng hoặc định hướng điều trị khác. Để giảm nguy cơ bị răng ê buốt bạn cần giữ vệ sinh răng miệng, để ngăn chặn việc tụt nướu, nha chu. Cần chải răng và sử dụng chỉ nha khoa sao cho đúng cách và sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp.
Biện pháp phòng tránh
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải mềm và chải theo đúng cách. Nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng những góc mà bàn chải không đến được.
- Nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng, loại nước súc miệng không cồn với hàm lượng fluoride để giảm nguy cơ răng nhạy cảm.
- Nên thay đổi thói quen, hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit, nhất là nước có ga, cam, chanh,… không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nên ăn nhiều các loại ra, đậu: cải bắp, đậu phộng, đậu hà lan,….Bổ sung thêm caxin đó là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các vấn đề về răng của bạn, có thể bổ sung canxi từ nguồn bơ, sữa,… nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nó sẽ giúp làm trôi các mảng bám trên răng.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về chứng ê buốt răng và có biện pháp tự phòng và điều trị ê buốt răng tại nhà hiệu quả.
Hồng Mơ – tapchisuckhoe.edu.vn