Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được đúc kết trong 12 điều y đức. Đó không chỉ là những nguyên tắc ứng xử của mọi người với nhau mà còn là kim chỉ nam cho việc hành nghề y trong suốt cuộc đời.
Y đức – cái gốc của nghề y
Các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Y đức tuy không phải là pháp luật, là điều lệ như những quy định ban hành, nghiêm cấm hay đề ra thủ tục về cách hành xử cho những tình huống khác nhau. Đây là một luật luân lý của thầy thuốc liên quan đến quan niệm tốt là đúng, xấu là sai. Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như lời chủ tích Hồ Chí Minh đã dạy: ‘Lương y như từ mẫu’. Để thành công cũng như gắn bó với nghề thì bất kỳ lĩnh vực gì cũng phải làm việc hết mình, cống hiến hết tâm sức và có lòng yêu nghề.
Khi đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ y tế phải thực hiện những quy định sau:
- Phải có lương tâm trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất của người thầy thuốc, không ngừng học tập và tiếp rục nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn sắn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự chấp nhận của bệnh nhân.
- Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo, lịch sự. Quan tâm đến bệnh nhân trong viện chính sách ưu đãi xã hội, không được phan biệt đối xử với bệnh nhân, không có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho bệnh nhân. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh, phải giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhên và gia đình họ để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ về chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân, động viên, an ủi, khuyến khích bệnh nhân điều trị, tập luyện để chóng hồi phục, trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc tới cùng, đồng thời báo cho gia đình bệnh nhân biết.
- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy bệnh nhân.
- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và dảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém chất lượng, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh nhân.
- Không được rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ, theo dõi, xử trí kịp thời các diễn biến của bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ phải tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
- Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc chia buồn và hưỡng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
- Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghệp và tuyến trước.
- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, đau ốm tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
Y đức – cái gốc của nghề y
Trước khi trở thành một bác sĩ, thầy thuốc phục vụ cho người dân, mỗi người theo học ngành y đều phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện về nghiệp vụ chuyên môn kèm theo đó là 12 điều y đức mà ai theo học ngành y dược cũng phải ghi nhớ suốt đời. Là thước đo về tấm lòng tận tụy vì người bệnh. Để gắn kết chặt chẽ với nghề, để 12 điều y đức trở thành y đạo của những người làm công tác y tế thì những người thầy thuốc và mọi cán bộ, nhân viên y tế phải chủ động rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.