Phòng và điều trị khi tiếp xúc với trực khuẩn mủ xanh

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn có thể gây nhiều nhiễm trùng khác nhau trong đó có nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn có thể gây nhiều nhiễm trùng khác nhau trong đó có nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. Đặc biệt trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn được đánh giá là gây bệnh bệnh có điều kiện ở những đối tượng suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh lý mãn tính.

Những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, trực khuẩn mủ xanh có khả năng gây nhiễm trùng máu và gây ra các triệu chứng như làm cho người bệnh cảm thấy ớn lạnh kèm theo đó là những con số, cơ thể rơi vào trạng thái uể oải nhức mỏi, cảm giác đau đầu, nhịp tim tăng lên và thở gấp, những cơn buồn nôn làm cho người nhiễm muốn nôn, rối loạn tiêu hóa đi ngoài phân lỏng, lượng nước tiểu giảm.

Trong trường hợp viêm phổi sẽ có các triệu chứng như khó thở, ho kèm sốt và ớn lạnh. Đôi khi bệnh nhân khạc ra đờm có lẫn chất nhờn màu vàng, xanh lá cây hoặc thậm chí là máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, bệnh nhân để ý thấy nước tiểu mùi khó chịu và có máu. Bên cạnh đó còn nếu có nhiễm trùng tai sẽ gây đau ở ngay vùng tai, chóng mặt, mất phương hướng, có thể mất luôn thính lực.

Những phương pháp dùng để điều trị nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Dược sĩ Đại học tư vấn, nhiễm trực khuẩn mủ xanh ở mức nhẹ và có liên quan đến nước thường được điều trị một cách dễ dàng với những kháng sinh nhất định. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng bệnh viện mắc phải việc điều trị sẽ khó khăn hơn bởi vì một số chủng vi khuẩn thuộc nhóm này gần như kháng tất cả các loại kháng mạnh, bao gồm aminoglycosides, cephalosporin, fluoroquinolones, carbapenems.

Việc điều trị những bệnh nhiễm trùng khó khăn sẽ đòi hỏi phải chuyển mẫu đến các phòng xét nghiệm vi sinh vật để kháng sinh đồ kiểm tra khả năng đề kháng hay nhạy cảm với kháng sinh cụ thể của vi khuẩn qua đó có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng cơ hội

Trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng cơ hội

Những phòng ngừa giúp hạn chế nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Tránh nhiễm khuẩn bệnh viện bằng cách cách phòng ngừa lây truyền qua cả thiết bị y tế là một cách quan trọng để không bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh. Môi trường bệnh viện vô trùng cùng các thiết bị y tế được đảm bảo là vô cùng cần thiết để ngăn chặn sự lây lan. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mãn tính phải nằm viện lâu ngày cần phải lưu ý để tránh nhiễm trùng. Sử dụng các loại kháng sinh dự phòng để ngăn chặn sự biến chủng tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh và hạn chế sự tăng lên của chúng. Cần hết sức thận trọng để tìm sự giúp đỡ khi có thể có khả năng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như trầy xước giác mạc do kính áp tròng là một ví dụ thực tế.

Những hiểu biết về các yếu tố nguy cơ khó hữu ích trong việc phòng ngừa. Người bệnh hoàn toàn có thể nhiễm trực khuẩn mủ xanh trong môi trường y tế. Nó có thể lây lan qua vệ sinh không đúng cách như bàn tay không sạch của nhân viên y tế hoặc qua thiết bị y tế bị nhiễm khuẩn chưa được khử trùng hoàn toàn.

Tiếp xúc với nước bị ô nhiễm cũng có thể gây nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh nhẹ ở những người khỏe mạnh. Ví dụ, các bể sục và bể bơi được khử trùng không đầy đủ có thể gây nhiễm trùng tai (phổ biến nhất ở trẻ em) và phát ban da. Khi nhập viện, bạn có nguy cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng nếu bạn có vết thương, vết bỏng hoặc đang được điều trị bằng máy thở (như máy thở cơ khí) hoặc các thiết bị y tế khác (như tiết niệu, ống thông tĩnh mạch).

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn