Vữa xơ động mạch xảy ra ở người có rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao, diễn biến âm thầm cho đến khi tiến triển nặng các biến chứng như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
- Sắt cần cho sức khỏe như thế nào?
- Biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
- Hội chứng thận hư và những nguy hiểm khó lường
Những thông tin cơ bản về chứng vữa xơ động mạch
Dưới đây là thông tin cơ bản về xơ vữa động mạch mà bạn cần tìm hiểu và trang bị ngay từ hôm nay.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh vữa xơ động mạch
Vữa xơ động mạch tiến triển theo 3 giai đoạn chính:
– Giai đoạn tiềm tàng: giai đoạn này người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng gì rõ rệt
– Giai đoạn lâm sàng: bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thiếu máu cơ quan điển hình như thiếu máu não (hoa mắt chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi thay đổi tư thế), thiếu máu cơ tim thoáng qua (thỉnh thoảng có cơn đau ngực thoáng qua, khó thở nhẹ, khó thở tăng khi gắng sức,..), thiếu máu chi (tê bì chân tay, đau mỏi,…)
– Giai đoạn biếïn chứng các cơ quan do sự thiếu máu cục bộ gây ra. Triệu chứng thường phụ thuộc vào các cơ quan bị tổn thương
- VXĐM chủ: Bệnh nhân xuất hiện cơn đau thắt ngực nếu có tổn thương XVĐM vành. Trường hợp tổn thương động mạch chủ thì người bệnh có các triệu chứng hở van động mạch chủ hay hẹp động mạch chủ hoặc phối hợp. Bóc tách động mạch chủ: nếu tình trạng nặng có trạng thái đau thắt ngực dễ nhầm nhồi máu cơ tim nhưng không đáp ứng thuốc dãn mạch vành trừ Morphine.
- VXĐM bụng: Giai đoạn đầu triệu chứng nhẹ, người bệnh chỉ có rối loạn tiêu hóa về sau xuất hiện đau bụng về đêm, sau ăn. Khi tình trạng vữa xơ tiến triển nặng có thể gây xuất huyết hay thủng dạ dày,hoại tử mạc treo, ruột. Khám có thể phát hiện động mạch chủ phình giãn và biến chứng nặng lên vỡ gây tràn máu ổ bụng, tử vong. Chẩn đoán bệnh cần phối hợp siêu âm, siêu âm Doppler và nhất là chụp động mạch chủ bụng.
- VXĐM não: Bệnh nhân xuất hiện tình trạng thiếu máu, ù tai, rối loạn trí nhớ, mau quên; càng về sau lú lẫn, không tập trung được, mất ngủ. Biến chứng nặng có thể gây nên tình trạng nhồi mạch máu não gây liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn ý thức hay xấu hơn là hôn mê dẫn đến tử vong
- VXĐM vành: Có thể xuất hiện các biêu hiện cấp hoặc mạn tính của bệnh lý nhồi máu cơ tim (đau ngực điển hình, khó thở, bất thường trong điện tâm đồ và men huyết thanh,..)
- VXĐM thận : Thiếu máu đến thận lâu ngày gây xơ hóa thận, THA do hẹp động mạch thận. Xác định chẩn đoán bệnh cần dựa vào xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp mạch thận hoặc sinh thiết thận.
- VXĐM chi dưới Tổn thương gặp hầu hết các động mạch trừ động mạch mu bàn chân ít gặp hơn. Triệu chứng thiếu máu chi thường gặp với các dấu hiệu: tê chân, có cơn đau cách hồi, HA hai chân chênh lệch hay không bắt mạch được bên tắc mạch. Biến chứng nặng về sau có thể gây hoại tử chi. Chẩn đoán cần dựa vào siêu âm Doppler, chụp động mạch chi dưới
- VXĐM nơi khác: Tình trạng này hiếm gặp hơn như: xơ vữa động mạch thái dương (gây nhức đầu như bệnh Horton hay Migrain). xơ vữa động mạch đáy mắt (gây rối loạn thị giác, nhìn đôi, phù gai thị,…)
Triệu chứng lâm sàng của bệnh vữa xơ động mạch
Dự phòng vữa xơ động mạch ra sao?
Để dự phòng vữa xơ động mạch bác sĩ tư vấn chia ra 2 mức dự phòng là tiên phát và thứ phát.
– Dự phòng tiên phát: Đây là biện pháp dự phòng nhằm ngăn ngừa sớm kể cả khi mới sinh bằng cách bảo đảm nuôi con bằng sữa mẹ, tránh các thức ăn làm tăng lipid như đường và tinh bột, giảm muối trong chế độ ăn nhằm mục đích tránh tăng huyết áp. Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau củ quả, nên ăn nhiều cá tươi, kiêng hút thuốc lá. Thay đổi lối sống tĩnh tại, có chế độ luyện tập dự phòng béo phì. Tập thể dục tùy theo mức độ đều có tác dụng chống tăng lipoprroteine có hại. Phụ nữ sinh đẻ kế hoạch đẻ tránh tăng cân sau sinh, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
– Dự phòng thứ phát: Biện pháp dự phòng này dành cho các bệnh nhân đã bị biến chứng VXĐM. Cần tiến hành điều trị tích cực các nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây bệnh như thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, đồng thời giảm stress, tăng cường hoạt động thể lực duy trì cân nặng ở mức an toàn. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị các biến chứng tại các trung tâm đều đặn có theo dõi nhằm tránh tái phát.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn