Sốt cao là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu bệnh nhân sốt cao không được khám và điều trị kịp thời có thể khiến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi.
- Biện pháp phòng bệnh loãng xương an toàn và hiệu quả
- Tổng quan những kiến thức cần biết về chứng tinh hoàn lạc chỗ
- Những mốc siêu âm thai quan trọng bà bầu cần nhớ
Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp xử lý khi bị sốt cao
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn mức bình thường là 36,3 độ C. Thông thường trong một ngày nhiệt độ cơ thể bình thường có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như ăn uống, tập thể dục, hay ngủ nghỉ. Theo đó, nhiệt độ thường cao nhất trong khoảng 6 giờ chiều và thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng.
Triệu chứng khi bị sốt
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên cao, là một trong những cách mà hệ miễn dịch của chúng ta chống lại tất cả các tác nhân gây nhiễm trùng xâm lấn trong cơ thể. Tuy nhiên khi sốt quá cao, dễ có thể để lại biến chứng nguy hại cho cơ thể. Khi bị sốt có thể dễ dàng có những biểu hiện như sau: Cảm thấy cơ thể lạnh, run, chán ăn, mất nước, mệt mỏi, người đau nhức, buồn ngủ, mất tập trung, đổ mồ hôi, khát nước, da đỏ, nóng, ẩm, mê sảng và co giật.
Một trong những biến chứng nghiêm trọng mà sốt cao chính là di chứng ở thần kinh, não bộ, có những trẻ chỉ sau một đêm sốt cao đã trở nên bị thiểu năng trí tuệ, bại não, vận động tay chân khó khăn.
Phân độ sốt
- Sốt nhẹ: 38.1–39°C
- Trung bình: 39.1–40°C
- Nặng: 40.1-41.1°C
- Rất nặng, trên 41.1°C
Thời gian sốt kéo dài dưới 7 ngày là sốt cấp tính; bán cấp, nếu nó kéo dài đến 14 ngày, sốt mãn tính hoặc kéo dài, nếu nó tồn tại trong hơn 14 ngày. Bên cạnh đó có hiện tượng sốt nhưng tồn tại trong nhiều ngày hoặc vài tuần không có xu hướng thuyên giảm và không tìm được nguyên nhân gọi là “sốt kéo dài không rõ nguyên nhân”.
Phương pháp điều trị
Dược sĩ Đại học tư vấn, khi điều trị sốt bạn có thể sử dụng các loại thuốc có tính chất chống viêm không steroid như paracetamol hoặc ibuprofen để giúp hạ sốt. Với các loại thuốc này bạn có thể mua tại các tiệm thuốc tây mà không cần kê đơn của bác sĩ, bên cạnh đó, việc sốt nhẹ có thể giúp cơ thể chống chọi lại các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, do đó nếu chỉ sốt nhẹ thì không nên hạ sốt. Khi bị sốt do biết nguyên nhân do nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập thì có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc để có hướng điều trị hợp lý.
Người lớn cũng cần được chăm sóc tích cực khi bị sốt cao
- Đối với trẻ nhỏ khi bị sốt
Cần cởi bớt quần áo cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để cơ thể trẻ dễ dàng thoát nhiệt, cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát và uống nhiều nước. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, lau người cho trẻ bằng nước ấm, sử dụng thuốc cho trẻ cần tuân theo quy định của bác sĩ điều trị.
Khi trẻ sốt cao trên 30 độ C trở nên, bố mẹ cần dùng các biện pháp nhằm hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ sau đó đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.
Những trường hợp sốt cao trên 39 độ C bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, nhất là đối với các bé nhỏ có tiền sử sốt cao co giật hoặc uống thuốc vào bị nôn… cần đặt trẻ nằm nghiêng, không gập đầu bé, không day, vuốt ngực, bố mẹ cần nhanh chóng hạ sốt ngay, thì lựa chọn thuốc hạ sốt đặt hậu môn để nhanh chóng phát huy tác dụng và đưa ngay đến cơ sở y tế.
- Đối với người lớn
Đối với người lớn khi bị sốt cần cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm,… khi bị sốt trên 39 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt thuốc thường được dùng là Paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ.
Ngoài ra cần cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, dễ hấp thụ, uống các loại nước hoa quả như cam, chanh,… Tuy nhiên nếu sốt trên 39 độC mà không giảm thì cần phải đưa đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn